Ngôi làng 'độc nhất' ở Hà Nội gắn bó với nghề nặn tò he

authorThảo Trinh 09:11 17/03/2017

(VietQ.vn) - Tò he - món đồ chơi dân dã đã ghi sâu vào tâm thức bao thế hệ, đến nay vẫn còn ngôi làng "độc nhất" ở Hà Nội gắn bó với nghề đặc biệt này.

Sự kiện: Văn hóa Việt Nam

Giữa vô vàn những món đồ chơi hiện đại, đa dạng mẫu mã như hiện nay thì những món quà tuổi thơ như tò he ngày càng chìm vào quên lãng. Thế nhưng, với sức sống mạnh mẽ, nghề nặn tò he đến nay vẫn được lưu truyền và còn vẹn nguyên giá trị. Nặn tò he được coi là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt Nam. Và vẫn còn một ngôi làng "độc nhất" nghề nặn tò he - làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. 

Có một ngôi làng 'độc nhất' với nghề nặn tò he!

 Độc đáo nghề nặn tò he 

Tò he làm bằng bột, ban đầu dùng để cúng lễ nên người ta thường nặn thành hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... nên được gọi là “đồ chơi chim cò”. Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là “con bánh” vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. 

Tò he được nặn thành nhiều màu sắc khác nhau và có pha thêm chút đường nên có thể ăn được. Về sau, sản phẩm này được gắn thêm một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh “tò te”, đọc lái thành “tò he”. 

Làng nghề vàng mã truyền thống Duyên Trường vào mùa bận rộn nhất năm(VietQ.vn) - Làng nghề sản xuất vàng mã truyền thống Duyên Trường (huyện Thường Tín, Hà Nội) những ngày cận Tết ông Công ông Táo đang hối hả “chạy đua” với thời gian.

Không giống như nhiều mặt hàng khác được làm sẵn từ nhà mang đi, người nặn tò he chỉ phải chuẩn bị vật liệu, “đồ nghề", sau đó đến nơi bán hàng mới luộc bột và trộn màu đển đảm bảo được độ dẻo và sự tươi nguyên của bột. 

Công đoạn tạo màu cho tò he cũng không mất nhiều thời gian như trước. Thay vì sử dụng các màu tự nhiên như trước đây (màu đỏ lấy từ gấc, màu vàng từ nghệ, màu xanh từ lá cây,….) và cách chắt lọc rất cầu kì thì ngày nay, tất cả được thay thế bằng phẩm màu có sẵn. Chỉ cần một động tác và sự khéo léo của nghệ nhân là đã có ngay những màu thật đẹp. Chỉ sau vài phút, nghệ nhân đã nặn xong tò he trước sự chứng kiến của người mua! Với khách nước ngoài hay với những người Việt ít biết đến tò he, việc đứng quan sát các nghệ nhân trổ tài qủa thật là một điều thú vị! 

Có một ngôi làng 'độc nhất' với nghề nặn tò he!

 Tò he được nặn với nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau

Người làm tò he bây giờ cũng năng động hơn nhiều, có thể tạo hình nhiều loại tò he khác nhau trước thị hiếu của khách hàng, từ những hình đơn giản như cây cối, hoa quả, hình người là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới,.. hình thù phức tạp khác như 12 con giáp, nhiều nhất là các nhân vật mà trẻ con yêu thích như Aladin, Doreamon, Pokemon, Tề Thiên, Trư Bát Giới, Na Tra… 

Có một ngôi làng 'độc nhất' với nghề nặn tò he!

Ở làng nghề truyền thống Xuân La thì hầu như cả làng ai cũng biết nặn tò he. Các nghệ nhân thường di chuyển xa nhà, rong ruổi trong các phiên chợ quê ở làng xóm, phố phường để nặn tò he bán, nhất là khi nơi nào có đình đám, hội hè. Hành trang đồ nghề của họ khá đơn giản gồm một con dao nhỏ, vài que tre, chút sáp ong, một cái lược và một thùng xốp để cắm tò he lên trưng bày. 

Thứ đồ chơi ấy không còn là của riêng con trẻ mà còn là một nét văn hóa truyền thống đang được các thế hệ nối tiếp ở Xuân La gìn giữ mỗi ngày. Và chính nhờ làng nghề ấy mà biết bao thế hệ người Việt và du khách đến đây mới được thưởng thức và biết đến một nét văn hóa đặc sắc.

Thảo Trinh (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang