Cổ phiếu LienVietPostBank không hấp dẫn với chính lãnh đạo huống gì người ngoài?

author 15:26 26/07/2018

(VietQ.vn) - Ngày 5/10/2017, cổ phiếu LPB của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) lần đầu tiên chào sàn UPCoM. Ngay trong ngày đầu, mã cổ phiếu này đã có những chông gai khó đỡ.

Với biên độ rất rộng trong phiên giao dịch đầu tiên, quãng biến động giá LPB ngày 5/10 khá lớn: thấp nhất 13.500 đồng, cao nhất 15.800 đồng, chốt phiên với 14.200 đồng/cổ phiếu.

Thoạt tiên nhìn về giá, LPB đã có phiên chào sàn không thành công, khi giảm hơn 4% (600 đồng) so với mức tham chiếu. Song, thế nào là thành công, có ý chí chủ quan của LienVietPostBank hay không?

Câu trả lời một phần nằm ở mức giá tham chiếu. Giả dụ, LienVietPostBank xác định một mức tham chiếu thấp cho phiên chào sàn 10.000 đồng/cổ phiếu, kết quả giao dịch có thể đã rất khác và có thể thành công lớn về mức độ tăng giá, thậm chí cả ở quán tính tăng tiếp phiên sau.

Nhưng vì sao lại xác định mức chào sàn 14.800 đồng/cổ phiếu? Đây là một mức cao, bởi thị trường đã trả lời bằng diễn biến điều chỉnh suốt phiên.

Từ sau khi lên sàn, LPB cũng lọt top những cổ phiếu ngân hàng có thanh khoản tốt nhất khi trung bình mỗi phiên giao dịch đều có vài triệu cổ phiếu LPB được giao dịch. Thanh khoản vẫn được duy trì ổn định, nhưng LPB lại tỏ ra không hấp dẫn với chính lãnh đạo ngân hàng này.

 Cổ phiếu LPB có thực sự hấp dẫn? (Ảnh minh họa).

Vào khoảng tháng 12/2017, thông tin công bố của Ngân hàng TMCP Liên Việt cho hay, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Hưởng cùng dàn lãnh đạo từ chối và đã thực hiện đăng ký bán hết quyền mua cổ phần của mình do chính ngân hàng này phát hành… Tất nhiên, đây là những cổ đông thuộc diện phải báo cáo giao dịch. Còn với các cổ đông không có trách nhiệm công bố thông tin, tình hình chưa rõ ra sao. Điều này được giới đầu tư đánh giá là gây bất lợi cho giá cổ phiếu của LienVietPostBank. Vì sao vậy?

Việc lãnh đạo ngân hàng bán một lượng lớn quyền mua cổ phần do chính ngân hàng mình phát hành, theo giới đầu tư ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư và khiến họ đặt dấu hỏi về hướng đi của ngân hàng trong thời gian tới…

Từ khoản lỗ của Chứng khoán Liên Việt, soi lại 'ma trận dòng tiền' cựu sếp LienVietPostBank(VietQ.vn) - Chứng khoán Liên Việt từng ghi nhận mức lỗ kỷ lục 20 tỷ vào năm 2016 do phải trích lập dự phòng 100% cho những khoản nợ lớn có liên quan đến Him Lam. Đường đi luẩn quẩn dòng tiền này được "điều hành" dưới bàn tay ông Dương Công Minh.

Nhiều chuyên gia nhận định, thông thường nếu các lãnh đạo quyết định thực hiện quyền mua cổ phần của mình phải đối mặt với việc giá cổ phiếu của LPB sẽ giảm do cầu thị trường hiện đang khá yếu. Tính đến phiên giao dịch ngày 30/11/2017 giá cổ phiếu LPB không có đột biến, khối lượng giao dịch đạt hơn 1 triệu cổ phiếu.

Nhà đầu tư dài hạn thường quan tâm nhiều về thông tin của đợt tăng vốn nhiều hơn là tình hình cung cầu ở thời điểm phát sinh. Tuy nhiên, vấn đề đáng ngại là các ngân hàng đua nhau phát hành, thu tiền từ cổ đông nhưng mục đích sử dụng vốn, hiệu quả đến đâu lại không được giải thích, cam kết và chứng minh một cách rành mạch với cổ đông. 

Thường nhà đầu tư trước khi đưa ra quyết định đầu tư, đặc biệt là quyết định mua thêm cổ phần do phát hành tăng vốn, thường phải nghiên cứu rõ mục đích huy động vốn của công ty và tính khả thi của dự án mà công ty có ý định đầu tư, tránh sa vào "cái bẫy nợ nần" trong khi thị trường thì ảm đạm, gánh nặng trả lãi vay lớn và mất đi cơ hội đầu tư khác do "chết" vốn… Nhìn từ trường hợp LienVietPostBank, dư luận đặt dấu hỏi, có phải đây là nguyên nhân khiến dàn lãnh đạo ngân hàng này đồng loạt từ chối quyền mua cổ phần do chính ngân hàng mình phát hành?

Trong một diễn biến khác, theo báo cáo tài chính quý II/2018 vừa công bố mới đây, trong quý II/2018, lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank đạt 159 tỷ, giảm gần 282 tỷ so với cùng kỳ năm trước, tương ứng giảm gần 64%. Tổng lợi nhuận sau thuế quý 2 đạt 129 tỷ đồng, giảm 176% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, ngân hàng đạt mức lợi nhuận sau thuế 546,344 tỷ đồng, giảm 29% so với 6 tháng đầu năm 2017.

Hé lộ những bóng dáng "sân sau" của Phó chủ tịch LienVietPostBank(VietQ.vn) - Câu chuyện của Xuân Mai Corp từ lúc “sa cơ lỡ vận” đến ngày hôm nay đều gắn liền với một cái tên - ông Nguyễn Đức Cử, Phó chủ tịch HĐQT LienVietPostBank.

Nguyên nhân thua lỗ đến từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư phải trích lập dự phòng do bị ảnh hưởng bởi biến động chung của thị trường chứng khoán. 6 tháng đầu năm, ngân hàng lỗ 58 tỷ đồng từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 303 tỷ đồng.

Cùng với đó, thu nhập lãi thuần đã giảm hơn 155 tỷ, giảm 12,1% so với cùng kỳ, đạt 1.126 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí vốn huy động tăng nhanh hơn so với lãi thu về từ cho vay.

Ngoài ra, chi phí hoạt động tăng cao so với cùng kỳ do ngân hàng phát triển mạng lưới trên cơ sở hệ thống các phòng giao dịch bưu điện tại các huyện, thị trấn, thị xã.

Trong khi các ngân hàng báo lãi, lợi nhuận LienVietPostBank sụt giảm gần 64% trong quý II(VietQ.vn) - Kết thúc quý II/2018, lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank đạt 159 tỷ đồng, suy giảm 64% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận trước thuế đạt 666,3 tỷ đồng, chỉ đạt 37% kế hoạch lợi nhuận của năm.

Lợi nhuận mảng dịch vụ trong quý II tăng trưởng mạnh gần 195% so với năm trước, tuy nhiên do chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận nên mặc dù tăng trưởng nhanh chóng nhưng hoạt động này cũng không thể giúp kết quả kinh doanh của ngân hàng cải thiện so với quý II/2018.

Hoạt động khác cũng được cải thiện trong kỳ khi chỉ lỗ hơn 50 tỷ đồng trong khi năm trước lỗ gần 250 tỷ đồng.

Với kết quả trong quý II, lũy kế 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank đạt 666,3 tỷ đồng, suy giảm 27% so với cùng kỳ và chỉ bằng 37% kế hoạch của năm.

Hoàng Anh 

Thích và chia sẻ bài viết:
Từ khóa:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang