Cơ sở pháp lý xác định công việc độc hại, nặng nhọc

authorLan Ninh 07:14 14/10/2016

(VietQ.vn) - Tôi đang làm ở phòng phân tích hóa học cho công ty ma kim loại, vậy công việc của tôi có thuộc danh mục công việc độc hại nguy hiểm

Sự kiện: Tư vấn pháp luật vietq

Độc giả Nguyễn Thị Ngọc (Bắc Ninh): Hiện tại tôi đang làm việc ở phòng phân tích hóa học cho công ty chuyên về mạ kim loại, bao gồm: Mạ Kẽm, mạ Nikel, mạ Crom, mạ Đồng. Công việc hàng ngày của tôi là lấy mẫu phân tích các loại hóa chất để đảm bảo nồng độ hóa chất đúng tiêu chuẩn cho quá trình mạ. Hiện tại tôi đang mang thai ở tháng thứ 7, chuẩn bị sang tháng thứ 8. Với công việc của tôi thì tôi có được về sớm 1h khi tôi mang thai ở tháng thứ 8 không?. Và công việc của tôi có thuộc danh mục công việc độc hại nặng nhọc nguy hiểm không?

Cơ sở pháp lý xác định công việc độc hại, nặng nhọc

Cơ sở pháp lý xác định công việc độc hại, nặng nhọc. Ảnh minh họa 

 Nghành nghề công ty tôi đăng ký hoạt động là gia công cơ khí và tráng phủ bề mặt kim loại. Vậy tôi có thể dựa vào đâu để biết được công việc tôi đang làm thuộc danh mục công việc độc hại nguy hiểm? 

Luật sư trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 155 BLLĐ:

"Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 7, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương."

Như vậy, nếu công việc của bạn thuộc trường hợp công việc nặng nhọc theo quy định của pháp luật thì bạn được giảm bớt một giờ làm việc trong ngày.

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH, việc xác định công việc của bạn thuộc trường hợp nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không căn cứ vào 6 văn bản của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trong đó, liên quan đến ngành nghề gia công cơ khí và tráng phủ bề mặt kim loại, Quyết định 1453/QĐ-BLĐTBXH và Quyết định 190/QĐ-BLĐTBXH quy định các nghề, công việc sau thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm:

- Mạ kẽm (Quyết định 1453/QĐ-BLĐTBXH)

- Mạ Niken, Crom (Quyết định 190/QĐ-BLĐTBXH)

Điều tra lại vụ nữ doanh nhân bất động sản bị tố lừa đảo(VietQ.vn) - Liên quan đến vụ cựu Chủ tịch HĐQT Cty CP tư vấn Kiến trúc đô thị Hà Nội lừa đảo hàng chục tỷ đồng, HĐXX đã tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra lại vụ án

Theo thông tin mà bạn cung cấp, công việc của bạn là lấy mẫu phân tích các loại hóa chất để đảm bảo nồng độ hóa chất đúng tiêu chuẩn cho quá trình mạ, trong đó có mạ kẽm, Niken, Crom. Công việc này của bạn có liên quan trực tiếp đến quy trình mạ kim loại, mặt khác cũng thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại giống như người tiến hành mạ kim loại. Như vậy, công việc của bạn có điều kiện lao động của công việc mạ kim loại, thuộc danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Do đó, khi mang thai từ tháng thứ 7 trở đi, bạn được về sớm 1 giờ so với ngày làm việc bình thường.

Luật sư Trịnh Anh Dũng

Văn phòng Luật sư Trịnh

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang