Không khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên cơ sở sản xuất thực phẩm bị phạt thế nào?

author 07:00 10/10/2017

(VietQ.vn) - Việc cơ sở sản xuất thực phẩm khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên không những đảm bảo đúng theo luật Lao động mà còn đảm bảo vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất

Độc giả Nguyễn Văn Tú (Đông Anh, Hà Nội): Nhà tôi có một cơ sở sản xuất thực phẩm, tôi xin hỏi mỗi năm phải khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên bao nhiêu lần? Nếu không thực hiện thì bị xử phạt thế nào?

Nhân viên của cơ sở chế biến thực phẩm cần phải được khám sức khỏe định kỳ. Ảnh: Dân Trí 

Trả lời:

Theo Điều 152 Bộ luật Lao động 2012 quy định về nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động của người sử dụng lao động như sau:

“1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.

2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. .

3. Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.

4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.

5. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.

6. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.

7. Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.”

Như vậy, theo quy định trên, đối với những người làm công việc bình thường thì mỗi năm được khám sức khỏe định kỳ 01 lần. Đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mỗi năm phải được khám sức khoẻ định kỳ 02 lần, nghĩa là 6 tháng phải được khám sức khỏe định kỳ 01 lần. Đây là quyền mà người lao động được hưởng. Đồng thời, đây cũng là nghĩa vụ của người lao động. Khi người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, người lao động có nghĩa vụ phải tham gia khám sức khỏe đầy đủ để người sử dụng lao động lập hồ sơ sức khỏe.

Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm sẽ bị phạt nặng(VietQ.vn) - Nếu đơn vị, doanh nghiệp không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm sẽ bị phạt nặng, gấp nhiều lần so với mức phí đóng.

Theo Khoản 2 Điều 10 Nghị định 178/2013/NĐ-CP Quy định xử phạm vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm:

"2. Xử phạt đối với hành vi không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ theo một trong các mức sau đây:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm dưới 10 người;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 người đến dưới 20 người;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 20 người đến dưới 100 người;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 100 người đến dưới 500 người;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 500 người trở lên".

Mới đây, trong chiến dịch ra quân, kiểm tra việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp trước, trong và sau Tết Trung thu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Chi cục quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra, phát hiện 8 vụ vi phạm trong sản xuất bánh trung thu. Trong đó có hành vi cơ sở sản xuất không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên…

 

Minh Châu

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang