Bệnh ung thư phổi mà diễn viên Mai Phương mắc phải nguy hiểm như thế nào

authorHòa Lê 16:40 22/08/2018

(VietQ.vn) - Những ngày qua dư luận bàng hoàng và không khỏi thương xót trước thông tin nữ diễn viên Mai Phương bị ung thư phổi giai đoạn cuối ở tuổi 33.

Ung thử phổi nguy hiểm tới mức nào?

Thông tin diễn viên Mai Phương phải nhập viện cấp cứu vì căn bệnh ung thư phổi đã khiến không ít nghệ sĩ và người hâm mộ bàng hoàng. Đây không phải lần đầu tiên một nghệ sĩ Việt phải chiến đấu với căn bệnh quái ác này.

Ung thư phổi là loại ung thư nguy hiểm hàng đầu, có tỷ lệ tử vong cao nhưng lại khó phát hiện ở giai đoạn sớm.

Một số loại ung thư phổi phổ biến nhất: Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC). Các tế bào ung thư nhìn khá nhỏ dưới kính hiển vi. Ung thư loại này khá hiếm, khoảng 1 trong 8 người bị ung thư phổi có bệnh ung thư tế bào nhỏ. Đây là loại ung thư phổi có thể phát triển nhanh chóng.

Ung thư phổi tế bào lớn (NSCLC): Các tế bào ung thư có kích thước lớn hơn so với những tế bào ung thư trong ung thư phổi tế bào nhỏ. Nhiều người có loại ung thư phổi (khoảng 7 trong số 8 người). Loại này không phát triển nhanh như ung thư phổi tế bào nhỏ, do đó việc điều trị cho loại này khác với loại trên.

Ung thư phổi là bệnh rất nguy hiểm bởi nó có khả năng phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Căn bệnh này cũng thường không gây ra các triệu chứng ở giai đoạn đầu do bên trong phổi có nhiều khoảng trống để khối u phát triển mà chưa tạo ra áp lực vào phổi.

Có thể chữa được căn bệnh ung thư phổi mà diễn viên Mai Phương mắc phải?

 Ung thư phổi là loại ung thư nguy hiểm hàng đầu, có tỷ lệ tử vong cao

Đó là lý do hầu hết bệnh ung thư phổi được phát hiện khi đã ở giai đoạn tiến triển hoặc giai đoạn cuối. Trên thực tế, chỉ có khoảng gần 1/3 số bệnh nhân may mắn phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu. Đôi khi, các triệu chứng mơ hồ có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu nhưng hoàn toàn không đặc hiệu. Người bệnh thường lầm tưởng là những bệnh thông thường khác.

Điều trị ung thư phổi như thế nào?

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Thân Văn Thịnh (khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội), nếu bệnh nhân có hiện tượng “mục xương” tức di căn xương, biểu hiện này cho thấy bệnh ở giai đoạn 4. Ung thư phổi thường di căn tới 3 bộ phận, 2/3 nặng nề bao gồm não, gan và sau cùng là xương.

Bệnh nhân di căn xương, nếu thuộc thể biểu mô tuyến, có đột biến gen dương tính. Đây là cơ hội tốt để điều trị đích. Bệnh nhân được kết hợp hóa chất, sau đó là điều trị đích và chống di căn xương, tổn thương xương.

Trong di căn xương, rất nhiều bệnh nhân vô tình gãy xương hoặc mắc các bệnh xương bệnh lý mới đi khám và phát hiện ung thư phổi. Bệnh nhân thường gãy xương đặc, xương cột sống, xương sườn, chậu,… Ngoài việc tổn thương di căn, chúng còn ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân di căn xương trên nền u phổi và viêm phổi, tràn dịch màng phổi, việc điều trị rất khó khăn.

Hòa Lê (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang