Khai quật cổ vật minh chứng hoạt động giao thương từ 2.600 năm trước

author 19:54 20/04/2015

(VietQ.vn) - Mới đây, các nhà khả cổ học đã khai quật được những cổ vật bằng đồng ở vùng Alaska, minh chứng cho những người Đông Á đã thực hiện các cuộc giao thương trong thế giới mới cách đây 2.600 năm.

Theo tin tức khoa học mới nhất trên Daily Mail, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những tạo tác bằng đồng như chiếc khóa hay chiếc còi tại vùng  Alaska, có niên đại vào khoảng năm 600 sau công nguyên. Nhóm nghiên cứu nhận định, những cổ vật này minh chứng cho hoạt động giao thương đã diễn ra giữa các nước Đông Á vào những năm trước khi người châu Âu biết được sự hiện hữu của châu Mỹ sau chuyến viễn du vào năm 1492 của nhà hàng hải Christopher Columbus.

Những vật dụng bằng đồng không phát triển trong thời điểm này ở Alaska. Các nhà nghiên cứu cho rằng những tạo tác này được tạo ra ở Trung Quốc, Hàn Quốc hay Yakutia.

Khai quật cổ vật bằng đồng minh chững cho cuộc giao thương của người Đông Á với thế giới mới cách đây 2.600 năm

Khai quật cổ vật bằng đồng minh chứng cho cuộc giao thương của người Đông Á với thế giới mới cách đây 2.600 năm

Theo một báo cáo trên Research Consortium, các nhà khoa học cho biết: “Đồng và sắt từng thuộc sở hữu của cư dân thời tiền sử đến từ khu vực Bắc Cực và cận Bắc Cực Bắc Mỹ. Tuy nhiên không có bằng chứng cho thấy việc luyện kim, đúc, hay chế tạo hợp kim từ kim loại ở khu vực phía Tây bán cầu bắc của Mexico trước khi xuất hiện người châu Âu”. Như vậy, hai tạo tác cổ đại tìm thấy đã minh chứng rõ ràng cho việc các phi kim trong công nghiệp được đem tới vùng Alaska nhờ những cuộc giao thương qua eo biển Bering thời tiền sử”.

Phát hiện mới nhất về các đồ tạo tác bằng đồng đã cho thấy bằng chứng của hoạt động thương mại giữa Alaska và các nền văn minh khác trước năm 1492. Live Science dẫn lời nhà nhân chủng học Berthold Laufer, ông đã phát hiện ra rằng Trung Quốc từng là nơi duy nhất buôn bán ngà voi, một số ngà hải mã có thể đến từ các quốc gia thuộc eo biển Bering. Cũng có bằng chứng cho thấy rằng tấm áo giáp làm bằng ngà và xương voi xuất hiện ở Alaska từ khoảng 1.000 năm trước đây, có họa tiết đặc biệt giống với xu hướng thiết kế ở Đông Nam Á từ hàng ngàn năm trước.

Cổ vật bằng đồng được các nhà khoa học tìm thấy ở vùng Alaska

Cổ vật bằng đồng được các nhà khoa học tìm thấy ở vùng Alaska

Việc phát hiện ra vết tích của hoạt động giao thương giữa các quốc gia Đông Á đã giúp các nhà khoa học khám phá về lịch sử khai phá các châu lục từ hàng nghìn năm trước. Một giả thuyết gây tranh cãi được đưa ra bởi nhà sử học Gavin Menzies, ông cho rằng Trung Quốc đã phát hiện ra châu Mỹ từ 70 năm trước khi Columbus tìm đến.

Trong số báo cáo khác của Menzies, ông nhận định, các cư dân đầu tiên thuộc khu vực Tây bán cầu không di chuyển qua vùng đất từ eo biển Bering, thay vào đó là những thủy thủ người Trung Quốc là người đầu tiên vượt qua Thái Bình Dương cách đây 40.000 năm. Ông cũng chỉ ra được đặc điểm của ADN chứng minh người Mỹ và một số người bản địa khác là con cháu của người châu Á trong làn sóng người định cư.

Hầu hết các nhà khoa học cho rằng con người tạo ra thế giới mới từ 15.000 năm trước đây bằng cách di dân qua eo biển Bering. Một thời gian sau, lượng dân di cư qua con đường này chủ yếu là người Đông Á.

Thùy Nguyễn


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang