Con đường tăng năng suất lao động để phát triển ở TKV

author 16:19 26/01/2016

(VietQ.vn) - Không thể cắt giảm những chi phí cho các chỉ tiêu công nghệ, chăm lo đời sống thợ mỏ, TKV chỉ còn con đường duy nhất là tăng năng suất lao động.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Theo thống kê về năng suất lao động, mặc dù Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã nỗ lực cao trong việc đầu tư đổi mới khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất… năng suất lao động đã tăng khá nhưng dường như chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nhiều lò chợ cơ giới hóa đồng bộ đã đưa vào khai thác cũng như nhiều máy đào lò liên hiệp đưa vào đào lò nhưng còn chưa phát huy hiệu quả.

TKV hiện có nhiều máy đào lò không thể hoạt động trong lò do các điều kiện địa chất không phù hợp. Một số lò chợ cơ giới hóa cũng không thể phát huy hết công suất do địa chất phức tạp. Tỷ lệ than khai thác bằng cơ giới hóa trong vòng hơn chục năm nay vẫn chỉ dừng ở mức chưa đến 5% trong tổng sản lượng khai thác.

Thợ mỏ vẫn lao động thủ công là chính. Trên thực tế cho thấy, tốc độ tăng các chi phí đầu tư, chi phí sản xuất cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Như vậy, bài toán duy nhất để phát triển TKV vẫn là vấn đề nằm ở năng suất lao động.

bài toán duy nhất để phát triển TKV vẫn là vấn đề nằm ở năng suất lao động.Bài toán duy nhất để phát triển TKV vẫn là vấn đề nằm ở năng suất lao động

Không thể cắt giảm những chi phí cho các chỉ tiêu công nghệ, chăm lo đời sống thợ mỏ, TKV chỉ còn con đường duy nhất là tăng năng suất lao động.  Vì những lẽ đó, những năm gần đây TKV đang chỉ đạo khá quyết liệt đến các đơn vị bằng nhiều giải pháp đồng bộ như: Chú trọng tổ chức sản xuất ở từng vị trí sản xuất, từng gương lò, từng đơn vị một cách hợp lý, khoa học theo hướng tăng tỷ lệ lao động trực tiếp, giảm lao động gián tiếp và phụ trợ; quản lý tốt lao động hiện có, quản lý hiệu quả ngày, giờ công, tận dụng tối đa thời giờ làm việc tại gương để tăng năng suất lao động, nâng cao sản lượng. 

Nhìn lại kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh thời gian qua, năng suất lao động chung toàn Tập đoàn đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn ở mức thấp so với một số nước trong khu vực có cùng ngành nghề, có điều kiện địa chất, kỹ thuật mỏ tương tự. Đây là nguy cơ lớn nhất, tác động đến sức cạnh tranh của các sản phẩm, đồng thời là nguy cơ trực tiếp có thể dẫn đến sự “thất bại thị trường” của Tập đoàn.
Công tác quy hoạch ngành Than thành một hệ thống “kinh doanh mỏ”, từ khâu mở mỏ, trình tự khai thác, đổ thải, cơ sở hạ tầng (đường vận chuyển, điện, nước, cảng…), chế biến và tiêu thụ, các công trình môi trường chưa tính toán đầy đủ đến các yếu tố khu vực dân cư xung quanh, sự tác động của biến đổi khí hậu cực đoan. Điều này, đã dẫn đến các nguy cơ rủi ro cao do sự chồng lấn, sạt lở, trôi lấp… gây ra thiệt hại nghiêm trọng, mà tác động của thiên tai mưa lũ lớn trong thời gian đầu tháng 8 vừa qua là ví dụ.

Tập đoàn đang chịu sự tác động ngày càng nhiều của những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường hàng hóa trong nước và quốc tế. Giá các sản phẩm than, khoáng sản đang giảm mạnh do tác động của thị trường tài chính và xung đột lợi ích chính trị, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển kinh doanh bền vững của Tập đoàn. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với các giải pháp quản lý tài chính và đầu tư của Tập đoàn trong giai đoạn 2015 - 2020.

Mỹ Linh (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang