Con người sẽ ra sao khi Trái đất vượt qua được lỗ đen 'tử thần'?

authorThanh Nhàn 15:00 17/02/2018

(VietQ.vn) - Nhiều nhà khoa học tin rằng, nếu Trái đất bị lỗ đen "nuốt trọn", chỉ cần Trái đất vượt qua miệng lỗ đen và vùng kì thị an toàn, con người sẽ đến một vũ trụ mới.

Lỗ đen vẫn là một khái niệm chứa nhiều bí ẩn. Với nhiều người trong chúng ta, lỗ đen như một cánh cổng bước qua một thế giới khác siêu hình và đáng sợ.

Bản chất của lỗ đen là một vùng không thời gian trong vũ trụ mà trường hấp dẫn của nó ngăn cả mọi thứ, ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra. Vào thời điểm lỗ đen hoạt động mạnh nhất, nó hút một lượng lớn vật chất xung quanh và tạo thành một địa vật chất bị nung nóng do va chạm với nhau ở miệng lỗ đen.

Trường hấp dẫn của lỗ đen ngăn cản mọi thứ thoát ra, kể cả ánh sáng

Trường hấp dẫn của lỗ đen ngăn cản mọi thứ thoát ra, kể cả ánh sáng. Ảnh minh họa 

Số lượng và kích thước của lỗ đen trong vũ trụ khổng lồ hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Chúng có thể chỉ bằng một hành tinh trong Hệ mặt trời nhưng cũng có thể lớn bằng cả Hệ mặt trời. Các lỗ đen hút khí và bụi trong vũ trụ và các ngôi sao gần đó để dần lớn lên.

Một hạt ở xa bên ngoài lỗ đen có thể chuyển động theo hướng bất kỳ. Nó chỉ bị giới hạn bởi tốc độ ánh sáng. Càng gần lỗ đen, không thời gian bao quanh nó bị uốn cong mạnh hơn. Hạt bị hút về phía lỗ đen. Bên trong chân trời sự kiện (event horizon), mọi đường đi của hạt hướng về tâm lỗ đen và hạt không thể thoát ra được. Ở đây, chân trời sự kiện được ví như một màng chắn hình cầu ở bề mặt lỗ đen, khi vượt qua nó vật chất và bức xạ chỉ có thể đi về tâm lỗ đen. Không một thứ gì có thể thoát ngược ra ngoài.

 
Theo nghiên cứu được công bố trên The Astrophysical Journal, có một hố đen khổng lồ nằm ở trung tâm Dải ngân hà, tên gọi là Nhân Mã A* (Sagittarius A* - Sgr A*), cách Trái đất khoảng 30.000 năm ánh sáng. Các nhà khoa học tin rằng, 2 triệu năm trước, hố đen Nhân Mã A* đã phóng ra một vụ nổ cực lớn mà có thể quan sát được từ Trái đất. Khối lượng vật chất tập trung bên trong Nhân Mã A* gấp 4 triệu lần khối lượng Mặt trời.
 

Theo Kevin Pimbblet, giảng viên vật lý ở Đại học Hull (Anh), kết luận trong bài viết trên The Conversation, đặt giả thuyết, nếu một lỗ đen ở sát Trái đất, và Trái đất bị hút vào. Trái đất dường như sẽ dừng lại ở một thời điểm và không bao giờ chạm tới lỗ đen. Trái đất sẽ từ từ chuyển sang màu đỏ và mờ dần. Tuy nhiên, Trái đất không thực sự ngừng di chuyển và cuối cùng sẽ vượt qua chân trời sự kiện.

Hiện nay, các nhà khoa học chưa thể giải thích một cách chính xác những gì xảy ra bên dưới chân trời sự kiện. Nhưng nhiều người tin rằng, phía sau đó là một phần khác của vũ trụ.

Minh họa đi vào chân trời lỗ đen

 Minh họa đi vào chân trời lỗ đen. Ảnh Alain_r

Thuyết tương đối rộng của Einstein chỉ ra sự tồn tại của vùng kì dị, hay còn gọi là lỗ sâu đục. Theo đó, không gian và thời gian sẽ cong một độ lớn đủ để vật chất đi theo một đường. Giống như Trái đất có khối lượng nên bẻ cong không thời gian xung quanh khiến cho Mặt trăng chuyển động xung quanh nó.

Vùng kì dị ở giữa, phía trên là chân trời sự kiện

Vùng kì dị ở giữa, phía trên là chân trời sự kiện. Ảnh minh họa

Các nhà vật lý đã chứng minh được rằng vùng kì dị chứa toàn bộ khối lượng của lỗ đen. Do vậy có thể coi vùng này có mật độ vật chất lớn vô hạn. Trước khi chạm đến vùng kì thị, vật chất sẽ bị kéo dài như mì ống (hiệu ứng spaghettification) cho đến khi toàn bộ khối lượng bị hòa trộn vào mật độ khối lượng vô hạn của vùng kì dị lỗ đen. Chỉ cần Trái đất đi xuyên qua vùng kì thị, vượt qua được sự kéo giãn dữ dội này, thì sẽ có thể quay lại kích thước bình thường khi xuất hiện ở phần khác của vũ trụ. Con người sẽ đến với một vũ trụ mới.

Thi Nhan (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang