Con phải cấp cứu khẩn vì mẹ quá tin vào bài thuốc đắp lá dân gian chữa bệnh

authorThanh Nhàn 10:39 10/01/2018

(VietQ.vn) - Có nhiều cách chữa bệnh bằng bài thuốc đắp lá dân gian truyền miệng rất hiệu quả, nhưng nếu áp dụng sai cách có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.

Cho rằng kháng sinh và nhiều loại thuốc tây y có thể để lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, nên nhiều mẹ muốn tìm đến những bài thuốc gian dân để làm giảm sự phụ thuộc vào nó. Trên cộng đồng mạng, rất nhiều chị chia các bài thuốc truyền miệng hoặc kinh nghiệm chữa bệnh cảm, ho, viêm họng cho con bằng thảo mộc hay bằng các loại gia vị quen thuộc trong nhà.

Không phủ nhận các bài thuốc dân gian truyền miệng vô cùng hữu ích. Ảnh minh họa

Không phủ nhận nhiều bài thuốc trong số này rất hữu ích, nhưng cũng vì quá tin tưởng, lạm dụng mà nhiều ông bố bà mẹ đã khiến trẻ đã gặp họa vì cách chữa bệnh này.

Báo Gia đình & xã hội vừa đăng tải nhiều vụ việc nghiêm trọng do áp dụng các phương pháp chữa bệnh dân gian truyền miệng. Theo đó, tại ĐH Y Dược TP.HCM, các bác sĩ đã ghi nhận trường hợp một cháu bé bị bỏng trên ngực do bà nội hơ lá trầu đắp lên ngực chữa sổ mũi, khò khè.

Khi nhập viện, bé đã bị nhiễm trùng da, bỏng sâu độ 4. Đặc biệt, do bị bỏng quá nặng, trên ngực bé gái để lại một vết sẹo lớn, ảnh hưởng thẩm mỹ khi trưởng thành.

Trước đó, tại BV Nhi đồng 1 - TP Hồ Chí Minh, các bác sĩ cũng cho biết, bệnh viện từng tiếp nhận trường hợp bệnh nhi phỏng nặng vì đắp nước mắm, đắp lá thuốc không rõ nguồn gốc, cắt lễ khiến da bị phồng rộp, nhiễm trùng.

Có trường hợp đắp tỏi hay quấn tỏi vào lòng bàn chân quá nhiều để chữa ho hoặc tắm với nước bỏ gừng nhưng pha gừng nhiều quá khiến trẻ bị bỏng.

Mẹ Việt dừng ngay việc dùng phấn rôm trị hăm cho trẻ vì những lý do đáng sợ(VietQ.vn) - Dùng phấn rôm để phòng và trị hăm cho trẻ là thói quen của hầu hết các bà mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của chuyên gia, việc dùng phấn rôm trị hăm cho trẻ sẽ gây hậu quả không tốt.

Liên quan đến điều này, trao đổi trên VTC News, TS.BS Lê Thị Hồng Hanh, Phó trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, có rất nhiều bài thuốc dân gian, tuy nhiên điểm quan trọng mà các mẹ cần phải hiểu rõ và nắm được đấy là bài thuốc dân gian đó có lợi ích gì, tác dụng chính là gì, tác dụng phụ sao để áp dụng. Và đặc biệt là nếu thấy các bài thuốc đó gây nguy hiểm thì không được sử dụng. 

Theo BS Hanh, phụ huynh chỉ nên áp dụng các bài thuốc như: uống chanh đào mật ong, thuốc siro ho thảo dược,… để trị bệnh cho trẻ trong giai đoạn đầu. Đặc biệt, khi áp dụng các bài thuốc nói trên, cha mẹ cũng cần theo dõi tình trạng bệnh của trẻ. Nếu bệnh của trẻ nặng hơn như: sốt cao hơn, ho dữ dội hơn,… thì gia đình cần phải gấp rút đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.

Nhiều bà mẹ quá tin vào các bài thuốc dân gian truyền miệng khiến con có thể bị gặp nguy hiểm. Ảnh minh họa  

Chia sẻ trên báo Pháp luật TPHCM về vấn đề trên, BS Nguyễn Lê Huy Anh, khoa Mắt, BV quận Thủ Đức, kể từng tiếp nhận một số trường hợp chữa bệnh ở mắt bằng mẹo vặt khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Đơn cử như trường hợp của bé Phan Hoàng A., 15 ngày tuổi, nhập viện với tình trạng mắt có nhiều chất tiết vàng nhầy, loét giác mạc rộng. Mẹ bé cho biết khi thấy bé chảy ghèn trắng ở mắt, bà của bé nhất quyết nhỏ chanh để tự điều trị cho cháu mà không đi khám. BS Anh còn khuyến cáo các phương pháp truyền miệng như nhỏ sữa, đắp thịt nhái lên mắt đều sai lầm.

Tiêu chảy là một phản ứng với cơ thể, tiêu chảy ở trẻ em có hai nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus, tiêu chảy giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể nên có những trường hợp tiêu chảy ít khi cần phải cầm tiêu chảy.

BS Lê Ngọc Tuấn Anh, khoa Cấp cứu Nội tim mạch thần kinh, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cảnh báo, chất tanin có trong lá ổi, trà xanh, vỏ măng cụt... được sử dụng cầm tiêu chảy nhưng chỉ là điều trị triệu chứng, không giải quyết được nguyên nhân tận gốc, nếu dùng không đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như suy gan, suy thận, nhiễm trùng huyết...

Vân Thảo (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang