Công an được tạm giữ hành chính trong trường hợp nào?

authorLan Ninh 08:43 23/10/2016

(VietQ.vn) - Có 4 vị khách gồm 2 nam 2 nữ vào nhà tôi uống cà phê sau đó thuê phòng trọ. Lúc sau công an bắt giữ đôi nam nữ đó và cả mẹ tôi về lấy lời khai

Sự kiện: Tư vấn pháp luật vietq

Độc giả Phan Thái Thịnh (Đông Anh, Hà Nội): Nhà tôi có kinh doanh nhà trọ, Karaoke, cà phê sân vườn, nhậu. Trong 1 lần có 2 người khách lại nhậu. Thì có 2 người tiếp viên ở ngoài vào. Nhưng không phải người tiếp viên trong quán, 2 người đó chỉ là chạy sô và vô tình vào quán làm. Vì quán không có tiếp viên nên 2 cô gái đó có nói với 2 người đàn ông kia xin vào phục vụ, ngồi uống bia nói chuyện. Sau đó, cả 4 người tính tiền nhậu, thấy vậy mẹ tôi đã ra tính tiền. Và bỗng nhiên 2 người đàn ông đó đưa cho mẹ 800 nghìn đồng và nói là giữ hộ 2 người đó, sau đó họ đã thuê phòng trọ của nhà tôi. Khi được khoảng 10 phút sau thì công an kiểm tra và bắt đôi nam nữ đó và cả mẹ tôi về lấy lời khai. Cho tôi hỏi như vậy mẹ tôi có bị tội gì không?

Xử lý khi bị công an bắt không rõ lý do

Ảnh minh họa 

Luật sư trả lời:

Trường hợp của mẹ bạn chỉ là thủ tục tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

Trường hợp không đủ căn cứ hoặc không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì phải trả tự do ngay cho người đó và trả lại toàn bộ phương tiện, tài sản, giấy tờ (nếu có) cho họ nếu các phương tiện, tài sản, giấy tờ này không thuộc diện bị áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Điều 1, 2 Thông tư 42/2010/TT-BCA quy định:

"Điều 1. Các trường hợp được tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

1. Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc gây thương tích cho người khác được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Quy chế về tạm giữ người theo thủ tục hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 19/2009/NĐ-CP (sau đây gọi chung là Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính).

Hành vi gây rối trật tự công cộng là những hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự nơi công cộng, vi phạm quy tắc chung của cuộc sống cộng đồng và nếp sống văn minh nơi công cộng, nếu không ngăn chặn, đình chỉ ngay sẽ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội nơi công cộng.

Hành vi gây thương tích cho người khác bao gồm những hành vi đã, đang được thực hiện hoặc có khả năng thực tế dẫn đến tổn hại về sức khỏe và sự an toàn cơ thể của người khác.

Có được chấm dứt HĐLĐ với lao động nữ vừa nghỉ thai sản(VietQ.vn) - Tôi nghỉ thai sản 6 tháng, sau 6 tháng tôi đi làm lại, tuy nhiên tôi được công ty thông báo sẽ chấm dứt HĐLĐ với tôi sau 60 ngày kể từ ngày báo.

2. Cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ cho việc quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.

Những tình tiết quan trọng bao gồm các tình tiết để xác định nhân thân người vi phạm, mục đích, tính chất, mức độ vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hành chính và các tình tiết khác có liên quan trực tiếp đến việc xử lý vi phạm hành chính và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm.

3. Người bị bắt giữ theo quyết định truy tìm của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

4. Cần ngăn chặn ngay những hành vi bạo lực gia đình được quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2008.

5. Cần ngăn chặn người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm Quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 2. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính

1. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt giữ người vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng cũng không được quá 24 giờ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Quy chế về tạm giữ người theo thủ tục hành chính."

Ngoài ra Khoản 2 Điều 4 Thông tư 42/2010/T-BCA quy định:

"Ngay sau khi hành vi vi phạm hành chính bị phát hiện, ngăn chặn và đã lập biên bản về hành vi vi phạm hoặc sau khi lập biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính, nếu xét thấy phải tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ra ngay quyết định tạm giữ.

Trường hợp không đủ căn cứ hoặc không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì phải trả tự do ngay cho người đó và trả lại toàn bộ phương tiện, tài sản, giấy tờ (nếu có) cho họ nếu các phương tiện, tài sản, giấy tờ này không thuộc diện bị áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính."

Luật sư Trịnh Anh Dũng

Văn phòng Luật sư Trịnh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang