Công dụng tuyệt hảo từ nước ngâm dâu tằm

author 08:24 14/05/2016

(VietQ.vn) - Nước ngâm dâu tằm từ những quả dâu tằm chín đen không chỉ đơn thuần là một thức quà vặt mà còn là một vị thuốc hữu ích cho mỗi gia đình.

Theo Khỏe Plus, những quả dâu tằm chín đen không chỉ đơn thuần là một thức quà vặt mà còn là một vị thuốc hữu ích cho mỗi gia đình.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ nước ngâm dâu

Giải khát, chữa táo bón: Uống 2 ly nước dâu /ngày có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Với 3 ly nước dâu/ngày sẽ cung cấp đủ hàm lượng vitamin C cho cơ thể, có tác dụng trị căn bệnh táo bón rất hiệu quả.

Kích thích ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe: Uống 1-2 ly nước dâu nhỏ trước khi ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bữa ăn thêm ngon miệng, sức khỏe được cải thiện. Sau bữa tối, uống một ly nước dâu sẽ khiến giấc ngủ đến sớm, ngủ say và sâu giấc hơn.

Chữa chứng nhức mỏi cơ, khớp: Uống đều đặn mỗi ngày ba ly nước dâu vào buổi sáng, trưa và tối sẽ chữa được chứng nhức mỏi cơ, khớp.

Giúp da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn: Uống đều đặn mỗi ngày 2 ly nước dâu vào buổi sáng và trưa.Uống liên tục trong 3 tháng sẽ thấy da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn...

Giảm đau họng: 500g dâu rửa sạch và ép thành nước. Dùng nước quả dâu để súc miệng (từ 3 đến 5 ngày) chữa các chứng đau ở miệng, họng.

Chữa bỏng: Chọn những quả dâu chín tươi, không dập nát, rửa sạch. Ép dâu lấy nước sau đó bôi, rửa, đắp vào vết bỏng.

Nước ngâm dâu tằm là bài thuốc quý cho mỗi gia đình

Nước ngâm dâu tằm là bài thuốc quý cho mỗi gia đình

Viêm gan mãn tính, ung thư (cancer) gan: Quả dâu tươi 500g, bột củ ấu 50g, mật ong 30ml. Ép dâu lấy nước cô đặc, trộn bột củ ấu và mật ong nấu chín. Dùng điều trị hỗ trợ ung thư gan bị huyết hư, miệng lưỡi khô, thần kinh suy nhược mất ngủ, táo bón.

Đái tháo đường do can thận âm suy: Quả dâu 30g, thiên hoa phấn 20g, sinh địa 15g. Sắc uống.

Quả dâu tươi 1kg, gạo nếp 0,5kg, men rượu vừa đủ dùng. Giã nát dâu cho gạo nếp vào nấu cùng thành cơm nếp, để nguội rắc men rượu, trộn đều cho lên men thành rượu cái. Ăn khai vị trước bữa cơm.

Lưu ý khi dùng nước dâu tằm 

Báo Gia đình và Xã hội có dẫn lời BS Đông y Nguyễn Quốc Oai về việc sử dụng nước ngâm dâu tằm sao cho hiệu quả. Theo BS, tuy quả dâu tằm rất tốt với sức khỏe nhưng không phải ai ăn nhiều cũng tốt. Dâu có tính hàn nên không dùng cho người hay lạnh bụng, sôi bụng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày.

Trong dâu có chứa chất tanin nên tương kỵ với các dụng cụ đựng hoặc nấu có chứa kim loại như đồng, sắt, nhôm... Khi nấu nước dâu phải sử dụng nồi tráng men hoặc nồi đất. Tốt nhất, mọi người nên dùng bình, lọ thủy tinh để chứa các sản phẩm từ dâu tằm.

Các dược sỹ cũng khuyên, người đang dùng thuốc hạ đường huyết hoặc insulin cần thận trọng khi ăn dâu tằm vì có thể gây hạ thấp đường huyết dưới mức bình thường. Hay những người đang dùng thuốc an thần, chống trầm cảm, điều trị bệnh gout… cũng thận trọng sử dụng. Bà bầu cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa trước khi đưa dâu tằm vào chế độ ăn.

Mùa hè với thời tiết nắng nóng, hoa quả nếu không bị bảo quản tốt sẽ rất nhanh bị hỏng. Khi chọn mua không nên chọn những quả quá mềm hoặc đã dập nẫu. Khi các quả có các loại ấu trùng ký sinh thường có vi khuẩn gây hiện tượng lên men, mốc sẽ có nhiều độc tố không tốt cho sức khỏe như độc tố mocaflatoxin, mycotoxin…

>> Những lưu ý về sốc phản vệ và dị ứng sau khi tiêm vắc xin

Thu Thảo (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang