Công nghệ ẩn chứa trong chip nano 3D có khả năng chẩn đoán ung thư qua một giọt máu

author 08:07 16/03/2019

(VietQ.vn) - Các nhà khoa học của Đại học Kansas (Mỹ) vừa công bố chế tạo thành công thiết bị phát hiện bệnh ung thư chỉ qua một giọt máu.

Thiết bị được gọi là chip nano vi lỏng 3D (3D nanopatterned microfluidic chip) có thể phát hiện dấu hiệu ung thư bằng một giọt máu hoặc một giọt huyết tương giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh.

Theo phó giáo sư Yong Zeng (tác giả chính của chip nano vi lỏng 3D) thiết bị xác định và chẩn đoán ung thư bằng cách lọc các exosome (các túi rất nhỏ được sản sinh từ một số tế bào có nhân). Đối với tế bào ung thư, exosome chứa các thông tin sinh học có thế dẫn đến sự phát triển và lan rộng của khối u.

Khi các exosome - túi bào của tế bào ung thư - tiếp xúc với bề mặt cảm biến của chip, chúng bị ngăn cản bởi một lượng chất lỏng. Các lỗ nhỏ sẽ hút chất lỏng xuống giống như bồn rửa. Nhờ đó mà các túi bào được giữ lại trên bề mặt chip dễ dàng hơn.

Nhóm của Zeng đã thử nghiệm thiết kế này với các mẫu lâm sàng từ các bệnh nhân ung thư buồng trứng và phát hiện ra rằng con chip có thể phát hiện sự hiện diện của ung thư trong một lượng nhỏ huyết tương.

Ảnh minh họa 

"Trong quá khứ, người ta nghĩ rằng các exosome giống như "những túi rác" mà các tế bào có thể dùng để chứa những chất dư thừa của tế bào. Tuy nhiên, từ thập kỷ trước, giới khoa học đã nhận thấy chúng khá hữu ích trong việc gửi tín hiệu đến các tế bào nhận và truyền đạt thông tin phân tử quan trọng trong nhiều chức năng sinh học", ông Zeng giải thích.

"Về cơ bản, khối u hình thành exosome chứa các phân tử hoạt động, phản ánh đặc điểm sinh học của tế bào mẹ. Trong khi tất cả tế bảo sản xuất ra các exosome, tế bào khối u cũng hoạt động hơn so với tế bào bình thường".

Để phát triển công nghệ này, ông Zeng và nhóm của mình cộng tác với Andrew Godwin, chuyên gia về dấu hiệu sinh học khối u và là phó giám đốc Trung tâm Ung thư Kansas.

Các nhà nghiên cứu cho biết con chip nano vi lỏng 3D dễ chế tạo, chi chí sản xuất rẻ, nghĩa là có thể phân phối rộng rãi mà không phát sinh thêm chi phí cho người bệnh. Quan trọng hơn, thiết bị này rất linh động nên trong tương lai các bác sĩ có thể sử dụng nó để chẩn đoán nhiều dạng ung thư khác nhau cũng như những bệnh khác.

Ông Zeng Yong nói thêm, hầu như tất cả các loài động vật có vú đều giải phóng exosome, vì vậy ứng dụng này không chỉ giới hạn ở ung thư buồng trứng hay bất kỳ loại ung thư nào. Hiện nhóm đang tiến hành nghiên cứu thêm để ứng dụng trên các bệnh nhân bị thoái hóa thần kinh, ung thư vú và ung thư trực tràng.

Bảo Lâm (Theo Metro, National accord)

Bữa ăn với thực phẩm in 3D có gì đặc biệt? (VietQ.vn) - Thụy Điển đang dự kiến triển khai một dự án thực phẩm in 3D nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cũng như cải thiện chế độ dinh dưỡng cho những người cao tuổi.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang