Công nghệ CAS bảo quản vải thiều vài tháng vẫn tươi ngon

author 06:02 19/08/2015

(VietQ.vn) - Viện nghiên cứu Phát triển vùng, Bộ Khoa học - Công nghệ trực tiếp triển khai Dự án nghiên cứu quy trình bảo quản vải thiều bằng công nghệ CAS của Nhật Bản. Với công nghệ này, hết mùa vải tới vài tháng người tiêu dùng vẫn có vải tươi để ăn.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Theo Viện nghiên cứu Phát triển vùng, các nhà khoa học Việt Nam đã bước đầu thành công trong xây dựng hoàn thiện quy trình bảo quản vải thiều bằng công nghệ do Nhật Bản CAS chuyển giao, hỗ trợ nghiên cứu.

Vào năm 2014, quy trình này đã bảo quản thành công 10 tấn vải thiều để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Công nghệ CAS bảo quản vải thiều vài tháng vẫn tươi ngon

Công nghệ CAS bảo quản vải thiều vài tháng vẫn tươi ngon

Trong mùa vải năm 2015, Viện nghiên cứu Phát triển vùng đã thử nghiệm bảo quản 20 tấn vải thiều tươi. Ngoài xuất khẩu sang Nhật Bản, một phần số vải bảo quản thành công được gửi đi chào hàng tại thị trường Đức, Pháp và một số quốc gia châu Âu.

Ngoài mục tiêu xuất khẩu, công nghệ CAS sẽ là giải pháp kéo dài mùa vụ tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong nước. Dự kiến trong năm tới, công nghệ này sẽ được chuyển giao cho một số doanh nghiệp để ứng dụng trên diện rộng.

Lãnh đạo Viện nghiên cứu Phát triển vùng cho biết, vải được bảo quản bằng công nghệ đông lạnh tươi. Khi chiếu xạ ở một môi trường nhất định, các tế bào quả vải được bảo vệ hoàn toàn. Sau khi thời gian rã đông, nghĩa là để ra ngoài điều kiện môi trường không khí bình thường, quả vải “hồi sinh” về màu sắc, chất lượng gần như vải tươi.

Theo ông Phan Văn Hùng - Phó Giám đốc Sở Công thương Bắc Giang, năm 2015 được đánh giá là năm vải thiều bán được giá cao nhất trong năm năm trở lại đây. Giá bán thấp nhất 5.000 đ - 7.000 đ/kg; thời điểm cao nhất hơn 30.000 đ/kg; đến cuối vụ giá giao động 8.000 đ – 18.000 đ/kg. Giá trung bình của toàn tỉnh là 15.000 đ/kg, tăng hơn 3.000 đ/kg so với năm 2014. Tổng giá trị vải thiều toàn tỉnh đạt khoảng 2.900 tỷ đồng và từ các dịch vụ phụ trợ khác đạt hơn 1.700 tỷ đồng.

Được biết, Huyện Lục Ngạn là vựa vải của tỉnh Bắc Giang, theo lãnh đạo Huyện này, bình quân một kg vải tăng lên 1.000 đồng, người dân trồng vải ở địa phương này sẽ có thêm 118 tỉ đồng. Công nghệ CAS được ứng dụng rộng rãi trong bảo quản vải thiều thì giá trị quả vải sẽ tăng cao.

Dự án nghiên cứu quy trình bảo quản vải thiều bằng công nghệ CAS của Nhật Bản

Sau lớp nước đá mỏng, quả vải vẫn tươi ngon 

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh việc nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chế biến, sử dụng công nghệ bảo quản phù hợp để nâng cao chất lượng quả vải cũng như bảo hộ sản phẩm cho xuất khẩu.

Thứ trưởng cho biết, Bộ sẽ sớm phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp quốc gia về nghiên cứu ứng dụng công nghệ của công ty Jural (Israel) bảo quản tươi quả vài và một số loại quả khác phục vụ xuất khẩu tại Bắc Giang và sẽ hỗ trợ tỉnh Bắc Giang công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel trong việc trồng vải thiều tại huyện Lục Ngạn. Bên cạnh đó, Bộ KH&CN cũng đã tiến hành nâng cấp hệ thống chiếu xạ tại Hà Nội, đáp ứng tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu; bắt đầu từ năm 2016, các doanh nghiệp xuất khẩu vải có thể triển khai chiếu xạ tại Hà Nội thay vì phải vào Nam chiếu xạ như trước.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái nhấn mạnh, từ kết quả vụ vải thiều năm 2015, tỉnh Bắc Giang tiếp tục chỉ đạo mở rộng phát triển sản xuất vải thiều theo các tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap; ứng dụng các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, của Israel để xuất khẩu vải thiều đến các thị trường mới, tiềm năng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc, EU, Đông Âu; tăng thị phần tiêu thụ thị trường nội địa; giữ vững thị trường truyền thống; chú trọng xuất khẩu vải thiều chế biến có giá trị cao.

Tuấn Hiệp

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang