Công nghệ kính nổi float giúp xây dựng chất lượng, hiệu quả hơn

author 07:07 24/11/2015

(VietQ.vn) - Công nghệ kính nổi float là công nghệ sản xuất kính tiên tiến hiện nay của thế giới bằng cách kéo thủy tinh nóng chảy qua bề mặt thiếc nóng chảy

Việc đưa các sản phẩm kính xây dựng ứng dụng rộng rãi trong kiến trúc đã tạo điều kiện thuận lợi để các KTS thả trí tưởng tượng của mình trong sáng tạo kiến trúc nội ngoại thất, kéo theo đó là cuộc chạy đua xây nhà chọc trời khởi nguồn từ Mỹ và nay là Đông Á, Trung Á, Nga…Kính xây dựng đã góp công lớn xây xây nên một nền kiến trúc hiện đại, với những toà nhà siêu cao tầng bền đẹp với thời gian.

Các công nghệ sản xuất kính lạc hậu, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, sản phẩm chất lượng không cao, khả năng cạnh tranh thấp (công nghệ kính kéo đứng, kéo ngang) đang dần được thay thế, nhường chỗ cho công nghệ kính nổi float. Đây là công nghệ sản xuất kính tiên tiến hiện nay của thế giới bằng cách kéo thủy tinh nóng chảy qua bề mặt thiếc nóng chảy. Phương pháp này tạo ra tấm kính có độ phẳng cao, kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều dày lớn, có thể sản xuất được cả kính màu, ngoài ra còn nhiều ưu việt khác.

công nghệ kính nổi float. Đây là công nghệ sản xuất kính tiên tiến hiện nayCông nghệ kính nổi float là công nghệ sản xuất kính tiên tiến hiện nay. Ảnh minh họa

Mặc dù cho đến ngày nay, công nghệ float – kính kéo trên bề bặt thiếc nóng chảy vẫn là công nghệ hàng đầu thế giới, nhưng sản phẩm từ công nghệ float thì đa dạng phong phú hơn nhiều. Chỉ nêu thí dụ ở Việt Nam và khu vực có đủ để chứng minh cho sự đa dạng đó.

Tại Quảng Nam, 1.300 tỉ đồng đã được đầu tư để xây dựng nhà máy kính nổi. Nhà máy do Công ty đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam thi công. Đây là nhà máy sản xuất kính lớn nhất tại Việt Nam với dây chuyền công nghệ sản xuất nổi Float - công nghệ hiện đại nhất thế giới.

Nhà máy có công suất 700 tấn mỗi ngày, hằng năm sản xuất 40 triệu m2 kính nổi các loại cho thị trường theo tiêu chuẩn JIS 3202-1996 của Nhật Bản. Nguyên liệu phục vụ nhà máy là cát trắng vùng biển miền Trung và quặng đô-lô-mit Thanh Hóa. Nhà máy sẽ thu hút 400 lao động địa phương và đóng góp ngân sách tỉnh Quảng Nam khoảng 150 tỉ đồng/năm.

Lưu Ly (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang