Công nghệ làm đệm lót sinh học từ chế phẩm vi sinh

author 17:03 14/10/2014

(VietQ.vn) - Hầu hết hiện nay, các cơ sở chăn nuôi lớn cũng như nhỏ lẻ chưa quan tâm đến việc làm đệm lót sinh học xử lý chất thải dẫn đến phát sinh dịch bệnh cho cả người và vật nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của ngàh chăn nuôi.

Sự kiện: Hoạt động Khoa học & Công nghệ

Theo Trung tâm Giao dịch Thông tin Công nghệ Việt Nam, có 3 loại đệm lót chính: Loại đệm lót dưới mặt đất - đào sâu xuống dưới đất đạt độ sâu bằng độ dày của đệm lót; loại đệm lót nổi trên mặt đất - xây cao tường bao với chiều cao cao hơn một chút so với độ dày của đệm lót; loại đệm lót nửa dưới mặt đất - đào xuống đất chỉ cần độ sâu bằng một nửa của độ dày đệm lót.

 

Công nghệ làm đệm lót sinh học từ chế phẩm vi sinh

Chăn nuôi gia súc, gia cầm bằng phương pháp đệm lót sinh học có nhiều ưu điểm vượt trội. Ảnh minh họa

Tùy thuộc địa thế của chuồng trại, các hộ chăn nuôi heo có thể chọn 1 trong 3 loại đệm lót trên.

Độ dầy đệm lót thay đổi theo mùa, mùa hè là 40 – 60cm; mùa đông là 60 – 90 cm. Độ dầy của đệm lót thường giảm thấp do bị nén khi lên men sinh học và do vật nuôi dẫm đạp nên khi làm mới thường tăng thêm độ dầy lên 20% so với ban đầu. Ví dụ: nếu cần độ dầy đệm lót là 60 cm thì khi làm phải tăng thêm 12cm thành 72 cm.

Nguyên liệu làm đệm lót có thể là mùn cưa (của các loại gỗ cứng), trấu nghiến, vỏ hạt bông, lạc, thân cây bông nghiền, lõi ngô, thân cây ngô nghiền…

Cách làm đệm lót sinh học cho gia súc, gia cầm

Để làm đệm lót sinh học cho chuồng 10m² với nền đệm dày 40-50cm, các hộ nông dân cần hòa 1kg chế phẩm vi sinh + 5 lít rỉ đường (hoặc 0,5kg đường phên) với 100- 150 lít nước sạch.

Trộn đều 400- 500kg trấu với 20kg cám gạo, đồng thời tưới đều dịch vi sinh vật pha với 5 lít rỉ đường sao cho độ ẩm đạt 30%. Sau khi trộn đều, vun nguyên liệu thành đống, che bạt kín, ủ từ 2- 3 ngày, thấy có mùi thơm, chua dịu. Sau đó dải đều vào chuồng với độ dày 50cm. Lưu ý tránh dùng trấu để quá lâu vì nhiềm nhiều sợi nấm.

Sau khi hoàn thành việc làm đệm lót, quá trình tiếp theo là chăm sóc và bảo dưỡng. Trong quá trình này, đệm lót sinh học mới được hoàn thiện phải bảo đảm độ ẩm của đệm lót. Tầng trên cùng luôn giữ độ ẩm ở 30%. Đệm phải đảm bảo tơi xốp, nếu có hiện tượng kết tảng thì xới tơi đệm lót ở độ sau khoảng 15cm. Hàng tháng nên tiến hành bảo dưỡng. Lấy 0,5kg chế phẩm Emuniv + 2- 3kg cám, trộn đều rồi rắc đều lên bề mặt đệm lót.

Đối với gia cầm, để làm đệm lót sinh học cho chuồng gia cầm 40-50cm với nền đệm dày 15- 20cm, các hộ nông dân cần hòa 1kg chế phẩm vi sinh vật + 5 lít rỉ đường (hoặc 0,5kg đường phên) với 100- 150 lít nước sạch. Trộn đều 100kg trấu với 3- 5kg cám gạo, đồng thời tưới đều dịch VSV cấp 1 (sau khi sinh khối 3-5 ngày) sao cho độ ẩm đạt 20%. Sau khi trộn, dải đều vào chuồng với độ dày 15- 20cm. Lưu ý tránh dùng trấu để quá lâu vì nhiềm nhiều sợi nấm.

Quá trình chăm sóc và bảo dưỡng đệm lót cho chuồng gia cầm cũng giống như bảo dưỡng chuồng gia súc: Phải bảo đảm độ ẩm của đệm lót. Tầng trên cùng luôn giữ độ ẩm ở 20%. Phải đảm bảo tơi xốp, nếu có hiện tượng kết tảng thì xới tơi đệm lót. Hàng tháng nên tiến hành bảo dưỡng. Lấy 0,2kg chế phẩm Emuniv + 2-3kg cám, trộn đều rồi rắc đều lên bề mặt đệm lót.

Cuối cùng , sau khi đưa gia súc, gia cầm vào chuống, cần lưu ý một số biện pháp phòng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cho vật nuôi. Dùng 200g chế phẩm Emuniv + 99 lít nước sạch + 5kg rỉ đường, cho đầy vào can vặt chặt nút (đảm bảo kị khí). Sau 4 ngày, vặn nút ngửi thấy mùi thơm chua, ngọt dịu, kiểm tra độ pH (3,5-4) là đạt tiêu chuẩn. Đây là dịch cấp 1. Sau đó, Lấy 1 lít dịch cấp 1 hòa vào 99 lít nước sạch, được dịch 1%. Tiếp theo, lấy 1 lít dịch thứ cấp 1% + 99 lít nước sạch để được dịch 1%, dùng để phun môi trường, máng ăn, các thiết bị khác... lúc đầu 02 ngày/lần, sau 3- 4 ngày/lần.

Dịch 1% dùng để cho vật nuôi uống và trộn vào thức ăn, ủ trong 1- 2 giờ rồi cho ăn (1 lít/20kg thức ăn).

Phương pháp làm đệm lót sinh học cho chuồng gia súc, gia cầm giúp tăng sức đề kháng của động vật nuôi, giảm được các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng năng suất cho vật nuôi.

Một yếu tố quan trọng trong kỹ thuật làm đệm lót sinh học là phải duy trì hệ sinh thái vi sinh vật ở đệm lót. Nếu đệm lót kết bánh, thành tảng sẽ làm cho độ phân giải giảm, cần thay thế đệm lót. Cụ thể, nông dân phải hót đi đệm lót tầng mặt khoảng 20- 30 cm, nếu tầng dưới có mùi bình thường, có khi có mùi thơm thì giữ làm nguồn men giống cho lần đệm lót sau nên chỉ cần thay thế tầng mặt. Qua 2 lần sử dụng có thể nghiên cứu thay toàn bộ cả tầng dưới. Lưu ý là có thể nghiên cứu dùng lại độn lót cũ sau khi đã phơi khô, nhưng tối đa chỉ dùng lại 50%. Vào mùa đông có thể tăng nhiệt bằng cách cho thêm 1 lít vi sinh/1m2, hoặc độ ẩm quá cao sẽ cho thêm 1kg bột vi sinh/m2.

Làm phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp và chất thải gia súc, gia cầm

Chuẩn bị nguyên liệu: Các loại nguyên liệu sau thu hoạch (rơm, rạ, lạc, ngô,…) đối với các thân cây cần chặt ngắn nguyên liệu cỡ gang tay. Nơi ủ phân bón hữu cơ phải có mái che, nền xi măng hoặc nền đất nện có rãnh gom nước vào một đống riêng để tưới lại vào đống ủ.

Phân bón hữu cơ nên ủ thành đống. Lấy chế phẩm EMUNIV/200g đủ cho 1 tấn rác, hòa vào thùng hoặc ozoa đê tưới. Xúc rác thành từng lớp 25- 30cm, nếu có phân chuồng thì rải xen 1 lớp với 1 lớp nguyên liệu hữu cơ. Sau đó tưới dịch vi sinh vật lên trên mỗi lớp, không chế độ ẩm 50% và lặp lại cho đến khi hết nguyên liệu.

Tạo đống ủ thành hình thang, đậy lại bằng bạt, bao dứa, lá cọ... để giữ ẩm và nhiệt độ. Lưu ý, cứ sau vài tuần phải mở ra quan sát, nếu thấy đống ủ khô thì tưới thêm nước và đảo trộn. Tùy thuộc vào nguyên liệu ban đầu mà thời gian ủ là 25- 30 ngày.

Hương Giang

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang