Công ty Sản xuất thương mại Lê Lời: Bí quyết hạn chế 85% rủi ro

author 14:53 17/06/2020

(VietQ.vn) - Mô hình Hệ thống quản lý rủi ro trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 31000:2018 tích hợp tiêu chuẩn ISO 22000:2018 tại Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Lê Lời đã mang lại hiệu quả cao chỉ sau 5 tháng.

Công ty TNHH một thành viên Sản xuất Thương mại Lê Lời áp dụng ISO 31000:2018 trong lĩnh vực chế biến gạo đã tạo được niềm tin đối với các nhà cung cấp truyền thống nên việc triển khai hệ thống được thuận lợi, quá trình kinh doanh đảm bảo.
Công ty Sản xuất thương mại Lê Lời: Bí quyết hạn chế 85% rủi ro

 Nhờ áp dụng Iso 31000:2018 công ty Sản xuất Thương mại Lê Lời hạn chế 80% rủi ro.

 
ISO 31000:2018 là tiêu chuẩn có phạm vi áp dụng rất rộng, do đó việc lựa chọn phạm vi cho phù hợp với điều kiện nhân lực của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất Thương mại Lê Lời cũng không đơn giản. Công ty chế biến gạo theo mùa vụ thu hoạch, vì thế thời gian tập trung cho hoạt động đào tạo bị ảnh hưởng, dù vậy công ty đã từng bước khắc phục và có được hiệu quả cao.
 
Là công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến gạo lại có trụ sở ở Long An nên nguồn nguyên liệu trải rộng các tỉnh miền tây, việc kiểm soát rủi ro về yếu tố hóa học của nguyên liệu tuy gặp khó khăn nhưng công ty đã đầu tư mọi nguồn lực tập trung để từng bước khắc phục.
 
Ông Nguyễn Thanh Tùng Phó Giám đốc công ty cho biết, mô hình hệ thống quản lý rủi ro cho lĩnh vực An toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 31000:2018 tích hợp tiêu chuẩn ISO 22000:2018 tại công ty là phù hợp với đặc thù và định hướng phát triển.
 
“Chính vì vậy, chúng tôi kiến nghị ban lãnh đạo công ty tiếp tục duy trì áp dụng nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả chất lượng sản phẩm, nhân rộng trong các lĩnh vực kiểm soát rủi ro khác.
 
Chúng tôi có lợi thế là đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trẻ trung nên việc đào tạo kiến thức về ISO 22000:2018 thuận lợi hơn rất nhiều. Chưa kể, chúng tôi cũng được các chuyên gia năng suất của Trung tâm Thông tin – Truyền thông Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tư vấn rất tận tình, theo Chương trình Năng suất chất lượng quốc gia (theo Quyết định 712)”, ông Tùng cho biết.
 
Đánh giá về việc thực hiện ISO 22000:2018 tại đơn vị mình, ông Tùng cũng thông tin, công ty đã rút ra các thuận lợi, khó khăn cũng như bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và áp dụng, làm căn cứ để nhân rộng cho các mô hình khác.
 
Cụ thể, công ty đã thành lập ban quản trị rủi ro trong quá trình kiểm soát. Các rủi ro liên quan đến hệ thống được định kỳ xem xét, đánh giá tối thiểu 6 tháng/ lần. Theo thống kê, sau 5 tháng áp dụng ISO 22000:2018, 80% rủi ro được kiểm soát, 20% các rủi ro ở mức thấp được công ty xem xét theo dõi, đảm bảo trong vùng an toàn.
 
Các rủi ro về an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng phát sinh gây ảnh hưởng đến quá trình chế biến gạo chưa phát hiện ra. Dòng chảy công việc được suôn sẻ, đảm bảo kiểm soát tốt các thông tin. Thời gian thực hiện công việc giảm 10%, được sắp xếp, bố trí một cách hợp lý, khoa học từ đây tăng năng suất lao động.
Nam Dương
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang