Công ty Việt này lãi 2.690 tỷ, tiền gửi ngân hàng hơn 10 nghìn tỷ thu lời 207 tỷ trong 3 tháng

author 14:48 01/11/2019

(VietQ.vn) - Vinamilk có 3 tháng kinh doanh thuận lợi với khoản lãi 2.690 tỷ đồng. Khoản tiền gửi ngân hàng hơn 10 nghìn tỷ đồng cũng cho thu lãi 207 tỷ.

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk – mã VNM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 với kết quả kinh doanh tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, 3 tháng vừa qua, Vinamilk đạt doanh thu thuần 14.291 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ. Số liệu chỉ ra, việc giá vốn tăng nhanh hơn khiến biên lãi gộp co lại còn 47%, tương ứng lợi nhuận gộp đạt 6.723 tỷ đồng, tăng 3,5% so với quý III/2018.

 Công ty Vinamilk của CEO Mai Kiều Liên đang kinh doanh thuận lợi.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng 11% lên 207 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính tăng mạnh 49% lên 45 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 11% lên 318 tỷ đồng. Do chi nhiều cho quảng cáo, nghiên cứu thị trường và dịch vụ khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm, chi phí bán hàng của Vinamilk lên đến 3.292 tỷ đồng.

Kết quả, Vinamilk báo lãi 2.690 tỷ đồng trong quý III, tăng 5% so với cùng kỳ. Kết quả này đẩy lợi nhuận sau thuế 9 tháng lên 8.378 tỷ đồng, tăng 6% trong khi doanh thu lũy kế đạt 42.079 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, công ty đã thực hiện được 75% kế hoạch doanh thu và 80% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2019.

Tính đến hết tháng 9, tổng tài sản của Vinamilk đã tăng 7% so với cùng kỳ, hiện đạt mức 40.100 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý là khoản tiền gửi ngắn hạn của công ty này tăng hơn 1.500 tỷ đồng lên mức 9.795 tỷ đồng.

Với tổng lượng tiền, tương đương tiền và tiền gửi lên đến hơn 10.800 tỷ đồng, Vinamilk là một trong những doanh nghiệp có lượng tiền mặt lớn nhất trên sàn chứng khoán.

Nguồn tiền mặt dồi dào sẽ giúp Vinamilk có nhiều dư địa để M&A các công ty hoàn thiện chuỗi giá trị trong ngành đồ uống, bên cạnh mảng sữa. Trong năm 2019, Vinamilk đã mua 40,53% vốn cổ phần của công ty GTNFoods, công ty đang sở hữu Sữa Mộc Châu.

Mua tài sản đấu giá từ nợ xấu, doanh nghiệp thiệt hại nặngSau hơn 2 năm có hiệu lực, Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng mặc dù đã thu được những kết quả nhất định, nhưng cũng đã nảy sinh những vướng mắc khi triển khai, thi hành. Nhiều nhà đầu tư ngần ngại khi tham gia đấu giá tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu, bởi lo ngại sau khi đấu giá thành công bị khiếu nại, thậm chí khiếu kiện ra Toà án, dẫn đến việc chuyển đổi quyền sở hữu cho các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn, kéo dài, gây thiệt hại nặng nề cho các nhà đầu tư. Mới đây, Ghi nhận của Truyền hình Quốc hội về 1 trường hợp như vậy.

Mặc dù có nguồn tiền dồi dào, Vinamilk vẫn đẩy mạnh đi vay trong năm 2019, vay ngắn hạn 4.188 tỷ trong khi đầu năm chỉ vay hơn 1.060 tỷ. Tuy nhiên nếu so với tổng tài sản hơn 40.000 tỷ, mức nợ vay này vẫn trong tầm kiểm soát.

Thu Hà (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang