Cứ nhìn xe công đi lễ thì biết công chức “cắp ô” là ai?

author 06:47 10/02/2014

(VietQ.vn)- Tỷ lệ công chức không làm được việc tuy chưa được đánh giá cụ thể song cứ nhìn vào biển xe công đi lễ đầu năm là có thể chỉ đích danh công chức “cắp ô” là ai…

Trong một lần trao đổi với báo chí, TS Nguyễn Minh Phong đã nêu nhận định như vậy.

Đến hẹn lại lên, “tháng giêng là tháng ăn chơi” không chỉ dành cho người dân mà còn cả cán bộ quan chức cũng tranh thủ thời gian này để “du xuân” lễ bái.

Theo TS Nguyễn Minh Phong, chúng ta không cần tốn thời gian tranh cãi có bao nhiêu công chức “sang cắp ô đi, tối cắp ô về” mà hãy nhìn vào hành vi thiết thực hang ngày của những “công bộc” . “Cứ nhìn vào những đoàn xe công đi lễ đầu năm mà xem. Công chức ăn cắp thời gian, không làm được việc là đấy chứ còn đâu nữa…”, TS Phong nói.

Công chức lấy xe công đi lễ đầu năm đã trở thành cái gai trong mắt người dân

Xe công biển Ninh Bình đi lễ Phủ Giầy được chụp hôm 9/2

Tương tự, theo TS Đỗ Minh Cao, Trung tâm Văn hóa các dân tộc, Hội Văn hóa dân gian Việt Nam,  từ trước đến nay, việc bỏ nhiệm sở đi lễ hội xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là trong các cơ quan nhà nước. Ngoài việc sử dụng xe công, người ta còn "ăn cắp" giờ nhà nước để đi lễ hội, đi đền đi chùa.

Từ đây, ông Cao cho rằng: Việc ra một văn bản quy định là cần thiết, nhưng có lẽ cũng chỉ để cho "đẹp" mà thôi. “Từ trước đến giờ, tôi chưa bao giờ thấy có ai bị xử lý vì đi lễ hội trong giờ hành chính cả. Ai kiểm soát được việc đó. Trong khi việc thì ít hoặc không có, chưa cần kíp, người ta đi ra ngoài hay đi lễ hội, ai biết, ai kiểm tra? Hơn nữa, nếu cán bộ công chức chỉ ngồi đó thôi mà không làm việc, thì cũng là một hình thức ăn cắp giờ nhà nước rồi.”, TS Đỗ Minh Cao nói.

Và cũng đến hẹn lại lên, dịp đầu xuân, các văn bản, chỉ thị cấm công chức không được đi lễ trong giờ làm việc lại được ban ra.

Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký văn bản cchỉ đạo đối với thủ Cứ trưởng các sở, ngành, quận huyện. Trong đó nêu rõ: Trong thời gian sau Tết, các cơ quan phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luật công vụ, đảm bảo giờ làm việc, các giao dịch hành chính, dân sự của nhân dân; nghiêm cấm và xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức, tập thể cơ quan, đơn vị sử dụng xe công đi lễ hội, tổ chức đi lễ hội trong giờ làm việc.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra công điện cấm xe công đi lễ hội và tổ chức lễ hội, đền chùa trong giờ hành chính. Nếu người dân phát hiện sự việc trên có thể báo ngay cho Chủ tịch tỉnh qua đường dây nóng để "trảm" ngay lập tức.

Tuy nhiên, cấm vẫn cấm, xung quanh các  khu di tích,  chùa đền, phóng viên vẫn chụp được những chiệc ô tổ biển xanh có, biển đỏ có. Nhiều chiếc đỗ ngang nhiên tại các bãi đậu xe nhưng nhiều chiếc lại được chủ nhân che chắn tấm biển bằng giấy báo, túi ninon để “né con mắt thiên hạ”.

Công chức lấy xe công biển xanh đi lễ đầu năm tràn lan

Biển xanh được che bởi túi ninon...

Dư luận đang chờ đợi xem số phận những “công bộc” ngồi trên xe công kia sẽ được cấp trên phán xử ra sao.  Hay câu “nói mà không làm” lại tái lập?

 

Hoàng Vũ (tổng hợp)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang