Cuối thế kỷ 21, một thảm họa kinh hoàng có thể xảy ra tại châu Á

author 19:21 19/09/2017

(VietQ.vn) - Biến đổi khí hậu gây ra tình trạng tan chảy mạnh của sông băng ở châu Á có thể khiến hàng triệu người đối mặt nguy cơ thiếu nước vào cuối thế kỷ 21.

Theo thông tin trên báo điện tử VTV, các sông băng ở châu Á đang phải đối mặt với sự tan chảy lớn nhất vào cuối thế kỷ này do biến đổi khí hậu, đẩy hàng triệu người sống tại khu vực châu Á trước nguy cơ thiếu nước.

Theo các nhà nghiên cứu tại trường đại học Utrecht (Hà Lan), 1/3 khối lượng sông băng tại châu Á sẽ biến mất vào năm 2100 nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp. Nếu nhiệt độ tăng 3,5, 4 hay 6 độ C, khối lượng sông bị mất có thể là 49, 51 và 65% tương ứng.

 Biến đổi khí hậu khiến sông băng tan gây ra những thảm họa nghiêm trọng. Ảnh: IFL Science

 Biến đổi khí hậu khiến sông băng tan gây ra những thảm họa nghiêm trọng. Ảnh: IFL Science

Báo Trí thức trẻ đưa tin, những con sông băng là mỏ đá và tuyết lớn thứ ba trên thế giới sau Bắc Cực và Nam Cực, đổ ra nhiều con sông lớn, bao gồm: sông Hằng, sông Indus, sông Rupal và sông Brahmaputra.

Riêng sông Hằng là nguồn sống cho khoảng 1 tỷ người hiện đang bị biến đổi khí hậu đe dọa trực tiếp.

Nhiều dòng sông băng trong số đó ở độ cao thấp (ấm áp). Vì vậy, sông băng chỉ xuất hiện ở độ cao cực lớn và lạnh lẽo, khoảng 5,5 km so với mực nước biển - một trong những đường tuyết cao nhất trên thế giới.

Biến đổi khí hậu tại Việt Nam gây thiệt hại gần 2 tỷ đô la mỗi năm(VietQ.vn) - Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động nhất của biến đổi khí hậu.

Đáng buồn, nhiệt độ khí quyển gia tăng đang làm giảm sự vĩnh cửu của băng giá và đã có dấu hiệu băng tan chảy lan đi rõ ràng.

Sông băng giúp làm mát cho hành tinh. Mất đi sông băng cũng làm thay đổi nguồn cung cấp nước cho các con sông kết nối với chúng. Nhiều địa điểm ở Nam Á và Trung Quốc dựa vào các con sông này để làm nông nghiệp, đánh cá, thủy điện và thủy lợi.

Băng tan có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp nước của khu vực, dẫn đến thiếu hụt nguồn nước. Đồng thời, sông băng tan còn có thể gây ngập lụt nghiêm trọng kèm theo đó là mưa lớn và các trận siêu bão.

Ánh Nguyệt (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang