Đặc nhiệm Mỹ: Địa ngục và vinh quang

author 08:22 12/05/2013

Đến nay, lực lượng đặc nhiệm Hải quân Mỹ lừng danh có 10 đội Hải cẩu sẵn sàng chiến đấu, trong biên chế có 6.500 sỹ quan và chiến sỹ, 600 người thuộc lực lượng không vận.

 United States Navy SEAL (SEa, Air and Land, thông thường được gọi là Biệt đội Hải cẩu).Lực lượng hải cẩu là các phân đội tác chiến cơ bản của lực lượng đặc nhiệm Hải quân Mỹ (Special Operations Forces (MTR) U.S. Navy )

Lực lượng SEAL nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Hội đồng tham mưu Liên quân Mỹ, nhiệm vụ được giao thường là nhiệm vụ đặc biệt như trinh sát tầm xa, tiến hành các nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt và các hoạt động phá hoại, bắt cóc, giải cứu, tiến công những mục tiêu có ý nghĩa quan trọng trong các chiến dịch chống ma túy, khủng bố và những nhiệm vụ khác, đặt ra cho lực lượng đặc nhiệm hải quân Mỹ.

Lực lượng Hải cẩu trên sông Mê công. Việt Nam
Lực lượng Hải cẩu trên sông Mêkông trong chiến tranh Việt Nam.

 Cho đến ngày hôm nay, theo ý kiến của các chuyên gia quân sự, lực lượng Hải cẩu là lực lượng được huấn luyện rất kỹ lưỡng và có trang bị tốt nhất trên thế giới, sánh ngang được với những lực lượng của Mỹ như Delta, Forecon, Marsoc. Theo các thông số kỹ chiến thuật không hề thua kém lực lượng Delta của Quân đội Mỹ. Lực lượng Delta là lực lượng có nhiệm vụ trọng tâm là chống khủng bố, nhưng lực lượng Hải cẩu bao gồm cả Naval Special Warfare Development Group NSWDG thực hiện các nhiệm vụ như trinh sát, phá hoại, vô hiệu hóa các yếu nhân và giải cứu tù binh, con tin.

Ngoài những nhiệm vụ đã nêu, trong các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột khu vực, Hải cẩu còn có nhiệm vụ che dấu các lực lượng tấn công chính, chỉ thị mục tiêu cho hỏa lực pháo binh, tên lửa và không quân hải quân, phá gỡ thủy lôi, mìn và gài thủy lôi, mìn, thuốc nổ, bảo đảm thông tin liên lajc trong khu vực xảy ra chiến tranh, tác chiến chống lại lực lượng khủng bố, cướp biển và và những đối tượng vượt đường biên giới quốc gia trên biển. Tất cả các lực lượng Hải cẩu đều nằm trong biên chế của Hải quân hoặc lực lượng phòng thủ bờ biển Mỹ.

Lực lượng người nhái chiến đấu được biên chế trong lực lượng Hải quân Mỹ bắt đầu từ đại chiến thế giới lần thứ II, người nhái được nhận các nhiệm vụ trinh sát khu vực phòng thủ bờ biển, phá hoại các căn cứ tầu ngầm, tầu nổi, các mục tiêu phòng thủ bờ biển của đối phương trước và trong thời gian diễn ra các chiến dịch đổ bộ bờ đường biển. Trong các cuộc chiến tranh khu vực Thái bình dương, các đội người nhái- biệt kích triển khai các nhiệm vụ phá hoại và phá hủy các bãi thủy lôi trên biển. Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Mỹ đã nhiều lần sử dụng các người nhái – thợ lặn kinh nghiệm để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, phá hoại trong hậu phương của đối phương.

Công tác huấn luyện đào tạo lực lượng chủ yếu ở Naval Base Little Creek và Fort Pierce Hoa Kỳ , một phần các bài huấn luyện diễn ra ở Vịnh Chesapeake Bay. Nhưng người trong các đội tiền thân của lực lượng Hải cẩu NCDU (Naval Combat Demolition Units), đội trinh sát phá hủy tham gia vào chiến dịch Torch và Overlord đại chiến thế giới lần thứ 2, thực hiện nhiều nhiệm vụ của Hải cẩu hiện đai, cũng đã từng được huấn luyện ở đây. Lực lượng người nhái- thợ lặn biệt kích Hải quân UDT (Underwater Demolition Teams) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành lực lượng Hải cẩu do có được những kinh nghiệm tác chiến khi tiến hành những nhiệm vụ đặc biệt trong chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên. Ngoài ra, các tân binh của lực lượng Hải cẩu phải thực hiện khóa thực hành trong lực lượng người nhái-biệt kích trước khi được tuyển về Hải cẩu. Cuối năm 1983, lực lượng người nhái, biệt kích cuối cùng được chuyển về lực lượng Hải cẩu, chấm dứt hoạt động của UDT như 1 lực lượng độc lập.

Vào năm 1962, sau buổi họp của các tổng tham mưu trưởng liên quân Quân đội Mỹ, trên bàn làm việc của Tổng thống John F. Kennedy được đặt 1 bản báo cáo, trong bản báo cáo này đã chỉ rõ sự cần thiết phải thành lập lực lượng đặc nhiệm trong biên chế của Hải quân Mỹ, lực lượng này có khả năng tiến hành các hoạt động biệt kích, phá hoại trong hậu phương của đối phương, chống chiến tranh du kích, đặc biệt hoạt động sâu trong hậu phương của kẻ thù quy ước. Trong bản báo cáo này các mục tiêu quy ước bao gồm có lãnh thổ Liên bang Xô Viết, Cuba, và sẵn sàng can thiệp sâu vào Miền Bắc Việt Nam.

Sau bản báo cáo này, Tổng thống Kennedy đã ra quyết định thành lập lực lượng. Trong đội hình của SEAL được tuyển dụng những người lính có kinh nghiệm, quan trọng là có khả năng bơi lặn tốt, bắn giỏi và có khả năng cận chiến, sử dụng vũ khí lạnh tốt. Đồng thời, có khả năng sử dụng nhiều ngoại ngữ. Trong giai đoạn hình thành và phát triển lực lượng Hải cẩu, việc huấn luyện liên quan đến thay đổi địa hình tác chiến dẫn đến thay đổi biên chế lực lượng, mới đầu là lực lượng đổ bộ lên Cuba, sau đó là lực lượng biệt kích khu vực Đông Âu, nhiệm vụ chủ yếu là tác chiến trên địa bàn Liên Xô, lực lượng biệt kích khu vực Châu Âu, tác chiến trên địa bàn các nước thuộc khối quân sự hiệp ước Vacsava.

Lực lượng đặc nhiệm hải quân Mỹ
Lực lượng đặc nhiệm hải quân Mỹ.

 Từ năm 1962 đến nay, lực lượng Hải cẩu tham gia vào hầu hết các các chiến trường của Mỹ. SEAL đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh ở Việt Nam. Một thời gian rất dài, sự tồn tại của SEAL được coi là bí mật quốc gia của Mỹ. Phải sau những năm 1980x mối quan hệ quốc tế thay đổi, giữa Nga và Mỹ đã có những biến động lơn, một phần của những hoạt động của Hải cẩu được giải mật trong một số các bộ phim hoặc tài liệu.

Chiến tranh Việt Nam

Giai đoạn 1964 – 1980 Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang Mỹ khu vực Thái Bình dương xác định Việt nàm là khu vực chính cho những hoạt động của lực lượng đặc biệt. Từ nhưng năm 1960x những đơn vị UDT (Người nhái - biệt kích hải quân) đã tiến hành vẽ bản đồ thủy văn và cũng với các đơn vị của lực lượng vũ trang Mỹ (MACV) do Đại tướng P. Hakin (Paul Harkins) sau đó là tướng Uyliam Oétmolen. Từ tháng 3 năm 1962 lực lượng Hải cẩu bắt đầu huấn luyện các lực lượng biệt kích hải quân của chính quyền Sài Gòn những hoạt động đổ bộ, phá hoại. Từ năm 1963 các nhóm biệt kích Hải cẩu kết hợp chặt chẽ với lực lượng tính báo CIA trong rất nhiều các chiến dịch khác nhau, bao gồm cả chiến dịch "Phượng hoàng”

Có nhiều trường hợp, lính biệt kích hải cẩu của đội SEAL Team 2 làm việc độc lập cùng với các đội biệt kích hải quân chính thể Sài Gòn, đến năm 1967 Mỹ đã thành lập đội SEAL ở Việt Nam với cái tên «Detachment Bravo (Det Bravo)» thuộc nhóm trinh sát và hoạt động đặc biệt trên miền Bắc Việt Nam. South Vietnamese Provincial Reconnaissance Units (PRUs). Những phân đội Hải cẩu bắt đầu rút khỏi Việt Nam vào tháng 11 năm 1971, những cố vấn đặc biệt rút khỏi Việt Nam năm 1973. sô lượng hải cẩu có ở Việt nam khoảng 200 binh sỹ và 30 sỹ quan. Nhưng các đơn vị hải cẩu không có được những kết quả được gọi là khả quan ở chiến trường Việt Nam.

Tác chiến khắp thế giới

Lực lượng hải cầu từ đội 4 và 6 tham gia cuộc xâm lược của Mỹ vào Grenada, được gọi với cái tên là Operation Urgent Fury. Tham gia chiến trường ở Vịnh Pecxich Prime Chance 1987 đội hải cẩu số 1 và số 2 phối hợp với lực lượng rà phá bom mìn United States Navy EOD và trung đoàn không vận số 160 160th Special Operations Aviation Regiment. 17-18 tháng 11 năm 1989 trong chiến dịch Just Cause tấn công vào Panama, lực lượng Hải cẩu đội 2 và 4 đã tham gia cùng với đơn vị tác chiến đặc biệt Hải quân 8 Naval Special Warfare Unit 8 và đơn vị tầu xuồng đặc biệt 26 Special Boat Unit 26 dưới sự chỉ huy của phân đội chiến tranh đặc biệt 2 hải quân (Naval Special Warfare Group 20 và phần đội phát triển chiến tranh đặc biệt hải quân (Naval Special Warfare Development Group (DevGru). Sau đó các lực lượng Hải cẩu tham gia tích cực trong các chiến dịch như Con cáo sa mạc, Bão táp sa mạc, Tự do cho Iraq...

Tham gia chiến trường Afganixtan. Sau sự kiện ngày 11/9/2001, Một bộ phận của Lực lượng Hải cẩu được di chuyển đến căn cứ quân sự Cam Doha ở Kuwait. Lực lượng này có nhiêm vụ theo dõi các tầu thuyền ở Vịnh Pexich (Persian Gulf) có liên quan dến tổ chức khủng bố Al Qaeda. Đội 3 và đội 8 chuyển quân đến bán đảo Arap và sẵn sàng chuyển đến các khu vực chiến sự. Khi chiến sự bắt đầu, các hải cẩu triển khai tác chiến ở căn cứ Camp Rhino cùng với lực lượng đặc nhiệm của các nước khác Germany, Australia, New Zealand, Canada, Denmark, Norway, và Turkey tham gia bắt giữ giáo sỹ Sayed Wali Kirullaha Hayrhvy. Binh sĩ hải cẩu tham gia vào nhóm Task Force K-Bar dưới quyền chỉ huy của đại úy Robert Harvard, trong khu vực Brew Kiely và Kandahar tham gia vào chiến dịch Anaconda.

 

Lùng sục trong chiến trường Afganixtan
Lùng sục trong chiến trường Afganixtan.

 Trong chiến tranh chống Iraq 2003 – 2010. 7 ngày trước khi lực lượng chủ lực đổ bộ vào Iraq, lực lượng hải cẩu đã nghiên cứu và quan sát khu vực khai thác dầu Al-Basrah và Khawr Al Amaya. Vào ngày 20 tháng 3 năm 2003 2 khu vực khai thác dầu và cảng Al-Faw và các đường ống dẫn dầu đã bị lực lượng Hải cẩu, Lực lượng lính thủy đánh bộ hoàng gia Anh, lực lượng Grom của Ba lan.

 

Phá nổ mục tiêu
Phá nổ mục tiêu.

 Cơ cấu tổ chức cơ bản của lực lượng Hải cẩu SEAL là các đội trinh sát và phá hoại SEAL Team. Đội SEAT Team bao gồm ban Tham mưu và 3 đội có 40 người mỗi đội. Mỗi một đội đều có ban chỉ huy riêng,đội trưởng là chỉ huy trưởng hải quân hạng 3 (Thiếu tá Hải quân), đại úy đội phó, thượng úy đội phó, 2 quản trị trưởng quân hàm chuyên nghiệp bậc 7 hoặc bậc 8. Dưới ban chỉ huy là 2 trung đội 16 – 20 người và đại đội hậu cần kỹ thuật. Trung đội trưởng mang quân hàm đại úy và trung đội phó quân hàm thượng úy. Trong trường hợp cần thiết mỗi đội có thể chia làm 4 trung đội hoặc 8 tổ có từ 4 đến 5 người. Như vậy, biên chế của mỗi một đội SEAL Team bao gồm cả đại đội hậu cần kỹ thuật khoảng 300 người. Chỉ huy trưởng của SEAL Team là sỹ quan hải quân chỉ huy trưởng bậc 2 (Trung tá hải quân)

Để cơ động trên biển nhanh chóng và bí mật lực lượng người nhái- trinh sát SEAL sử dụng xuồng cao tốc RIB-36, tầu ngầm mini loại Mark 8 Mod 1. Trong thời gian gần đây, SEAL Team 2 được sát nhập vào với SEAL Team 1 tại căn cứ hải quân Pearl Harbor. Hawaii. Lực lượng không quân vận tải Special Warfare Combatant-craft Crewmen (SWCC) có nhiệm vụ cơ động đổ bộ lực lượng Hải cẩu lên bờ biển và thu quân sau khi nhiệm vụ đã hoàn thành. Đồng thời, lực lượng không vận còn có nhiệm vụ vận tải lực lượng tăng cường và hậu cần kỹ thuật cho SEAL, sử dụng hỏa lực yểm trợ, quan sát và theo dõi các tầu thuyền có dấu hiệu nghi ngờ, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, trinh sát và tuần tra bảo vệ bờ biển và sông rạch. Lực lượng vận tải biển và vận tải hàng không СпТС và SWCC không nằm trong biên chế của SEAL Team.

Tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden

Đến nay, lực lượng đặc nhiệm Hải quân Mỹ (Special Operations Forces (MTR) có 10 đội Hải cẩu sẵn sàng chiến đấu (SEAL Team 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 10) trong biên chế có 6.500 sỹ quan và chiến sỹ, 600 người thuộc lực lượng không vận SWCC. Lực lượng dự bị tuyến 2 có 325 cán bộ và binh sỹ (SEAL Team 17, 18), 125 cán bộ nhân viên kỹ thuật hàng không SWCC, và 775 người thuộc lực lượng hậu cần kỹ thuật.

Mỗi đội Hải cẩu của Hải quân Mỹ có chuyên môn tác chiến theo địa bàn. Đội chuyên nghiệp trên địa bàn sa mạc, đội trên địa bàn rừng núi nhiệt đới, hoặc chuyên nghiệp trên khu vực băng giá, cũng cón những đội chuyên nghiệp trên chiến trường Xô Viết hoặc Đông dương. SEAL Team 6 là đơn vị phát triển chiến tranh đặc biệt của Hải quân Mỹ United States Naval Special Warfare Development Group (DevGru) để tiến hành các chiến dịch chống khủng bố, được đưa vào trong điều lệnh tác chiến của lực lượng đặc biệt Hải quân Mỹ và đồng thời cùng với lực lượng Delta dưới quyền chỉ huy của bộ tư lệnh liên quân các chiến dịch đặc biệt.

Binh sỹ Hải cẩu đội 6 đã tham gia chiến dịch ở Grenada và giải phóng con tin trên tầu khách Achille Lauro trong vùng biển Địa Trung hải, tiêu diệt hải tắc trên tầu Maersk Alabama. 02/04/ 2011 40 chiến binh của hải đội CIA-led Navy SEAL, 24 người trên mặt đất, tiến hành chiến dịch tiêu diệt Osama Bin Laden tại khu Abbottabad, cách thủ đô Islamabad Pakistan 56 km

 

Sơ đồ đổ bộ tiêu diệt Bin Laden
Sơ đồ đổ bộ tiêu diệt Bin Laden.

 Một nửa lực lượng Hải cẩu có căn cứ tại căn cứ hải quân Little Creek Naval Amphibious Base và Dam Neck Annex trên biển Virginia thuộc Bang Virginia. Đó là các hải đội 2,4,8,10 và Nhóm Lực lượng tác chiến đặc biệt Hải quân 2. Nhóm lực lượng chiến tranh đặc biệt 1 và các đội 1,3,5,7 đóng tại căn cứ hải quân Coronado, Bang California Naval Amphibious Base Coronado, hoặc luân chuyển căn cứ tại căn cứ hải quân tiền tiêu SDVT-1 tại Pearl Harbor, Hawaii. Riêng "United States Naval Special Warfare Development Group” (NSWDG), với tên tắt là DEVGRU và tên giả lập là SEAL Team 6 Đóng quân tại căn cứ không quan Hải quân tại Bang Virginia.

Tuyển mộ khắt khe, huấn luyện địa ngục

Lực lượng Hải cẩu tuyển quân rất nghiêm ngặt và chuyên nghiệp hóa, theo phương pháp tự nguyện. Độ tuổi từ 18 đến 28 tuổi, công dân Mỹ, giới tính Nam. Người dự tuyển có thể lực tốt, tâm lý vững vàng ổn định. Do đặc thù nghề nghiệp là thường phải hoạt động một mình, trong một không gian kín như vùng biển sâu, không có ánh sáng mặt trời hoặc giữa rừng nhiệt đới hoặc đầm lầy.

Ngay từ lúc đầu, những người dự tuyển phải qua đợt lựa chọn kỹ lưỡng và kiểm tra y tế của những chuyên gia thể lực và y tế có kinh nghiệm, không phát hiện được những khiếm khuyết dù nhỏ nhất về thể lực hoặc tâm lý. Người được tuyển chọn sẽ được đưa về các trung tâm huấn luyện Hải cẩu.

Tất cả các học viên phải sẵn sàng cho các bài tập nặng nhất về thể lực và tâm lý. Các bài tập thể lực bao gồm phương pháp rèn luyện thể lực và các bài tập về bơi lặn. Dù học viên có là vận động viên bơi lặn cấp quốc tế, nhưng trong Hải cẩu vẫn phải học lại từ đầu. Bơi dài, bơi nhiều giờ khi biển động dữ dội, bơi lặn khi nhiệt độ nước biển đạt gần nhiệt độ đóng băng. Bơi với mang vác vật nặng, bơi khi tay chân bị trói. Sao cho chiến binh hải cẩu coi nước như môi trường sống và hoạt động của chính mình như một Hải cẩu thật sự.

 

Huấn luyện bơi trói tay chân
Huấn luyện bơi trói tay chân.

 Tiếp theo là những bài tập 10 tuần căng thẳng với tải trọng ngày càng cao. Với một đoạn đường bơi hoặc vận động nhất định, tuần đầu là bơi hoặc chạy tự do, sau đó là bơi hoặc chạy với đầy đủ trang bị, tuần tiếp theo là kéo theo vật nặng từ 40kg đến 50 kg, tuần tiếp theo là bơi hoặc vận động ngược dòng nước chảy và tuần tiếp theo là tăng khoảng cách. Song song cùng với việc rèn luyện thể lực với cường độ vượt quá sức chịu đựng. Huấn luyện viên liên tục gây sức ép bằng những mệnh lệnh kỳ dị, hoàn toàn không đúng hoặc không phù hợp, và học viên bắt buộc phải tuân thủ tuyệt đối không phản kháng, không có những biểu hiện chống đối hoặc khó chịu. Đây là phương pháp kiểm tra và rèn luyện tâm lý người lính – hải cẩu.

Có những bài kiểm tra đặc biệt để rèn luyện và kiểm tra tu duy chiến binh trong nhưng điều kiện phi tiêu chuẩn. Buộc người lính phải lựa chọn phương án tối ưu hoặc phản ứng tức thời. Ví dụ như lên đỉnh một điểm cao, lựa chọn phương án tối ưu, có thể trèo lên vách núi, cúng có thể đi vòng. Nhưng đi vòng dễ hơn lại có thể vấp phải đầm lầy, vực sâu không vượt được hoặc bãi mìn. Ngay cả trong trường hợp đã chọn đúng phương pháp vượt vật cản, chiến binh vẫn có thể gặp những trở ngại bất ngờ. Như lựu đạn gài, chông, mìn cạm bẫy…hoặc hỏa lực bắn thẳng.

 

Khổ luyện về sức chịu đựng
Khổ luyện về sức chịu đựng.

 Huấn luyện kỹ chiến thuật: Lực lượng Hải cẩu được huấn luyện theo phương thức chiến thuật không quy ước, mà đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ. Hải cẩu bắt buộc phải sử dụng thành thạo mọi loại vũ khí trang bị của mọi đội tượng tác chiến, từ súng ngắn Browning đến tiểu liên Kalasnhcov, từ bắn theo phương pháp bắn tỉa đến bắn nhanh, bắn có khí tài và không sử dụng khí tài quang học. Lực lượng Hải cẩu được huấn luyện kỹ lưỡng về phương pháp gây nổ, gây cháy bằng các loại vật liệu nổ hoặc câc loại vật chất thông dụng, bằng các phương tiện hiện đại như kíp nổ quang điện tử hoặc thô sơ như đánh lửa.

Rút kinh nghiệm từ chiến tranh Việt Nam trong cuộc đối đầu với lực lượng đặc công nước Việt Nam (bến cảng Cửa Việt) đặc công biệt động Rừng Sác, nên phương thức huấn luyện được nâng cao bằng các loại chông, mìn tự tạo, cạm bẫy tự nhiên cũng như các phương thức giả trang, ngụy trang, chiến đấu tay không và vũ khí lạnh.

 

Huấn luyện tăng tải
Huấn luyện tăng tải.

 Trong phương thức huấn luyện chuẩn không quy ước. Nội dung được quan tâm và chú trong là khả năng sử dụng các phương tiên truyền thông và CNTT trong biên chế và ngoài biên chế, đặc biệt là các thiết bị viễn thông sử dụng vệ tinh, Internet…Do tác chiến trên địa bàn rộng lớn, phương tiện truyền thông là công cụ quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp, độc lập và có mức độ nguy hiểm cao.

Một trong những nội dung khổ luyện là Tuần địa ngục (Cách gọi của các Hải cẩu kỳ cựu). Tuần địa ngục dài 5 ngày, trong 5 ngày huấn luyện, tải trọng nhiệm vụ mỗi ngày một tăng, mỗi học viên có tới 3 huấn luyện viên có chứng chỉ y tế bậc cao quản lý. Học viên chỉ được ngủ 4 giờ trong mọi tư thế và địa hình, trong bùn lầy, ngủ đứng hoặc trong giá buốt của băng tuyết. Họ liên tục phải di chuyển và thực hiện những nội dung gần như là tra tấn. Từ đó, chiến binh Hải cẩu có thể chiến thắng không chỉ là những hoàn cảnh khốc liệt của tự nhiên, mà còn phải chiến thắng cả bản thân.

 

Chịu đựng sóng biển
Chịu đựng sóng biển.

 Học viên Hải cẩu chịu áp lực rất lớn về việc kiềm chế bản thân và tuân thủ mệnh lênh. Mọi vi phạm dù nhỏ nhất đều kết thúc bằng những hình phạt khốc liệt, gây tê bại toàn bộ cơ thể. Các thử thách như chịu đựng tra tấn và sỉ nhục, cũng như các huấn luyện viên liên tục khêu gợi những ham muốn tự nhiên như ăn ngon, ngủ nghỉ thoải mái và quan hệ xã hội cũng được đưa vào chương trình huấn luyện nhằm rèn luyện ý trí và tấm lý học viên. Thông thường sau tuần địa ngục, số lượng học viên giảm xuống còn 50% tuyển chọn ban đầu, sau khóa huấn luyện, thông thường 90% người được tuyển chọn nộp đơn xin ra khỏi lực lượng SEAL.

Cuối khóa huấn luyện là 3 tuần huấn luyện trong không trung, đó là nhẩy dù, điều khiển dù và các phương tiện bay cơ khí như dù, diều vải đổ bộ ( cánh dơi đêm) học phương pháp sử dụng các khí cụ bay đơn giản, bao gồm cả máy bay trực thăng, tầu lượn, cách sử dụng và định hướng trong không trung. Càng về cuối khóa, tải trọng huấn luyện càng tăng với đầy đủ vũ khí, trang bị trong biên chế, chỉ khi khóa huấn luyện kết thúc, những hoạt động tra tấn tinh thần và cơ thể mới dừng lại. Sau khóa thi, các học viên được dự lễ trao biểu tượng SEAL (con ó, mỏ neo, đinh ba và súng lục cổ) và được chia về các đơn vị chiến đấu.

Nhưng học viên vẫn chưa là Hải cẩu thực sự, nếu như họ chưa trải qua chiến đấu và thể hiện tính đồng đội, kỹ năng kỹ chiến thuật và khả năng sử dụng vũ khí trang bị, phương tiện trong chiến tranh hoặc xung đột khu vực. Toàn bộ thời gian này khoảng từ 2 đến 2,5 năm. Kết thúc hợp đồng lần thứ nhất, chỉ khi Hải cẩu được ký hợp đồng lần 2, họ mới chính thức trở thành chiến binh Hải cẩu.

 Biên chế trang bị và phương thức cơ động

 

Trang bị thiết bị lặn ngầm
Trang bị thiết bị lặn ngầm .

 Do phạm vi hoạt động của lực lượng mang tính toàn cầu, do đó, mọi phương tiện, vũ khí, trang bị chiến tranh trên thị trường đều được coi là vũ khí trang bị được biên chế. Để có thể hoạt động ngầm dưới nước, Hải cẩu sử dụng thiết bị thở độc lập Dragaer LAR V do hãng Drägerwerk AG, cho phép bơi ngầm dưới nước không có bọt khí nổi lên. Sử dụng xuồng máy đi ngầm Mark 8 Mod 1 SVD sản xuất theo mô hình xuồng chiến đấu của "Los Angeles”. Thiết bị này có thể được thả dù từ máy bay đổ bộ đường không Lockheed C-130 Hercules.

 

Tiềm nhập bằng xuồng ngầm
Tiềm nhập bằng xuồng ngầm.
Đổ bộ đường không
Đổ bộ đường không.
Đổ bộ đường không
Đổ bộ đường không.
Sử dụng xuống cao tốc
Sử dụng xuống cao tốc .

 Để đổ bộ trên mặt nước, các lực lượng đặc nhiệm Hải quân Mỹ sử dụng các phương tiện xuống mày đổ bộ, tuần tiều như: Siclon, Mk%, Perac, RIB-36 và xuồng chiến đấu đặc biệt Special Operations Craft-Riverine (SOC-R). Những chiếc xuống chiến đấu này nằm trong biên chế của SBT (Đội xuống đặc nhiệm - Special Boat Team) Xuồng chiến đầu SOC-R được vận tải bằng máy bay trực thăng vận tải CH-47 và CH-53. Khi đổ bộ bằng đường không, Các lực lượng đặc nhiệm Hải quân thường sử dụng phương tiện bay của Lữ đoàn không vận 160 (160th Special Operations Aviation Regiment)

 

Xe tuần tiễu
Xe tuần tiễu .

 Cơ động trên địa hình trong điều kiện chiến trường, Lực lượng Hải cẩu thường đi bộ hoặc sử dụng các xe cơ giới tuần tiễu như Desert Patrol Vehicle (DPV), hoặc Fast Attack Vehicle(FAV), loại xe được đội Hải cẩu số 3 sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh.

Bí mật, bất ngờ, không tồn tại

Do yêu cầu nhiệm vụ, nhiệm tác chiến chủ yếu của SEAL là các phận đội nhỏ lẻ tiềm nhập sâu vào hâu phương đối phương, trình sát và chỉ thị mục tiêu cho không quân, pháo binh, tên lửa, tấn công và tiêu diệt, phá hủy các mục tiêu quan trọng hoặc bắt cóc, vô hiệu hóa các yếu nhân. Do đó, chiến thuật của SEAL cũng là bí mật, bất ngờ đổ bộ với tốc độ cao từ trên không, trên biển, trên sông, trong đêm tối và thời tiết rất xấu, nhanh chóng tiêu diệt mục tiêu, hoàn thành nhiệm vụ và rút rất nhanh bằng đường không hoặc đường thủy. Chiến binh Hải cẩu có khả năng ẩn mình rất lâu dưới nước, kể cả nước bùn, bẩn, đầm lầy hoặc dưới cát. Có thể ngụy trang phục kích với thời gian dài trong các địa bàn phức tạp, kể cả trong nhà đối tượng mà không bị phát hiện.

Đối với các đối tượng cần bị bắt hay tiêu diệt, binh sỹ hải cẩu tùy theo yêu cầu nhiệm vụ có thể tổ chức bắt cóc, hoặc tạo ra những cái chết tự nhiên như tai nạn hoặc bệnh tật bất ngờ. Thời gian chuẩn bị cho các chiến dịch can thiệp bằng SEAL thông thường có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng, SEAN có thể tuân thủ mệnh lệnh cấp trên can thiệp vào tất cả các nước trên thế giới dù chưa được coi là trong tình trạng chiến tranh hoặc không tuyên bố. Binh sỹ Hải cẩu khi bị bắt được coi như không tồn tại và không được thừa nhận.

 

Tác chiến tiềm nhập bờ biển
Tác chiến tiềm nhập bờ biển.

 Ngoại trừ phương tiện kỹ thuật hiện đại và phương pháp khổ luyện, phương thức và kỹ thuật tác chiến chủa SEAL tương đối giống với các lực lượng Đặc công nước. Đặc biệt là khả năng sử dụng thuốc nổ phá hủy mục tiêu và đánh cận chiến. Phương thức dùng các loại bẫy và mìn tự tạo cũng là rút kinh nghiệm từ chiến tranh Việt Nam và những hoạt động của CIA. Đây cũng là điểm chú ý quan trọng trong việc nghiên cứu mô hình chiến tranh hiện đại.

Trịnh Thái Bằng/TP

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang