Đại án VNCB: Phạm Công Danh xin bán đất khắc phục hậu quả

authorLan Ninh 23:11 06/01/2017

(VietQ.vn) - Tại phiên xét xử ngày 6/1, Phạm Công Danh đề nghị được bán đất để khắc phục hậu quả vụ án.

Tin tức đăng trên Pháp Luật TP HCM, phiên tòa ngày 6/1, tiếp tục xét hỏi nhóm vi phạm cho vay trong các hoạt động tín dụng. Luật sư Phan Trung Hoài bắt đầu hỏi thân chủ của mình ông Phạm Công Danh làm rõ các tài sản đảm bảo. Cụ thể về hai lô đất tại Đà Nẵng là lô ở 209 Trường Chinh và khu phức hợp sân vận động Chi Lăng. 

Ông Danh cho rằng "Về lô đất Trường Chinh, chúng tôi đã nộp cho Đà Nẵng 70 tỉ đồng đầy đủ để TP Đà Nẵng cấp phép sử dụng đất, sau đó Tập đoàn có ủng hộ TP Đà Nẵng xây bệnh viện Ung Bướu. Còn về sân vận động Chi Lăng thì chúng tôi có nhu cầu phát triển mở rộng của Tập đoàn Thiên Thanh nên đã đi tìm mặt bằng, chúng tôi có đi khảo sát thấy mảnh đất tại sân vận động Chi Lăng có vị trí đắc địa nhất.

Đại án VNCB: Phạm Công Danh xin bán đất khắc phục hậu quả

Phạm Công Danh đã bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 30 năm tù giam. Ảnh: Pháp Luật TP HCM 

Sau quá trình đó, chúng tôi xin phép thì TP Đà Nẵng mới cho phép. Để xây dựng khu phức hợp này chúng tôi đã đầu tư hàng nghìn tỉ đồng, chi tiền bồi thường mặt bằng đã hàng trăm tỷ đồng. Những hộ dân tại mặt bằng trên đường Hùng Vương và Ngô Gia Tự gồm 93 hộ dân, tôi không nhớ cụ thể nhưng tôi nhớ giá chúng tôi đưa ra cao hơn.

Khi Tp Đà Nẵng công nhận cho chúng tôi xây dựng thì chúng tôi đã hoàn thành xong mọi nghĩa vụ, bởi chúng tôi đã bỏ ra hơn 3.000 tỉ đồng. Lãnh đạo TP cho phép thì chúng tôi mới bắt đầu vào xây dựng. Tại thời điểm đó không có bất cứ nhà đầu tư nào đủ số tiền này để đầu tư.

Ngược lại, TP Đà Nẵng đã cung cấp cho chúng tôi đầy đủ mọi giấy tờ sử dụng đất, công năng sử dụng, điều này đồng nghĩa chúng tôi đã hoàn thành xong mọi nghĩa vụ. Tất cả các hộ dân đều biết chúng tôi đã hoàn thành xong khoản đền bù giải tỏa mặt bằng nhưng rất lâu thì TP Đà Nẵng vẫn không bàn giao mặt bằng. Tính đến thời điểm vụ án khởi tố thì TP Đà Nẵng chưa bàn giao xong 50% diện tích mặt bằng. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng khu phức hợp này. Trước khi vay để xây dựng khu phức hợp này thì ngân hàng Agribank đã thẩm định đầy đủ hồ sơ xây dựng."...

Bản án sơ thẩm nhận định về hành vi Danh cùng đồng phạm nâng không giá trị lên 4 lần mảnh đất này, bị cáo Danh không đồng tình: "Tôi không nhớ cụ thể nhưng tôi nhớ không dưới 100 triệu/m2 và tôi đã nhiều lần xin bán số đất này vì trên thực tế gía trị đất lớn hơn rất nhiều lần so với giá trị mà công ty thẩm định giá đưa ra. Kính mong HĐXX cho tôi bàn bạc với gia đình và luật sư để bán mảnh đất này, khắc phục hậu quả vụ án".

Trình bày với luật sư, ông Danh nghẹn lời: "Lãnh đạo TP Đà Nẵng có nói rõ đất tại sân vận động Chi Lăng và 209 Trường Chinh đã là đất của tập đoàn Thiên Thanh, và chúng tôi đã hoàn thành xong việc bồi thường không dưới 4.000 tỉ đồng, xin HĐXX xem xét lại vấn đề này và cho bị cáo cơ hội để khắc phục hậu quả"

Tại toà, bị cáo Phan Thành Mai (Tổng Giám đốc VNCB) cũng cho rằng hành vi vi phạm cho vay là chưa rõ thiệt hại. Các bị cáo liên quan khác cũng có kháng cáo vì cho là theo án sơ thẩm quy kết xử phạt là nặng, trong khi hành vi phạm tội các bị cáo có phần hạn chế....

Hợp đồng thuê nhà ở theo quy định hiện hành(VietQ.vn) - Hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo VOV, ngày hôm qua 5/1, cơ quan tố tiến hành tố tụng cũng đã thẩm vấn, xem xét xong kháng cáo của các bị cáo trong hành vi này. Các bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt, riêng Phạm Công Danh kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Đỗ Tiến Long kháng cáo kêu oan.

Liên quan đến tội danh này, là việc Phạm Công Danh – cựu Chủ tịch HĐQT VNCB – Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Thiên Thanh và các đồng phạm rút 5.000 tỷ đồng thông qua việc lập khống hồ sơ kinh doanh vay tiền của 14 công ty. 

Trong 14 pháp nhân liên quan thì có 12 công ty được Phạm Công Danh nhờ thuộc cấp tại Tập đoàn Thiên Thanh đứng tên giám đốc. 

Do trừ tài sản đảm bảo là Sân vận động Chi Lăng và một số bất động sản liên quan tại Đà Nẵng nên số tiền thiệt hại của hành vi này hơn 2.000 tỷ đồng.

Đối với hành vi này, tòa án cấp sơ thẩm khẳng định, số tiền hàng ngàn tỉ đồng được VNCB giải ngân rồi chuyển cho Tập đoàn Thiên Thanh và Phạm Công Danh sử dụng.

Các công ty đứng tên pháp nhân vay tiền NH do Phạm Công Danh lập ra đều thuộc Tập đoàn Thiên Thanh. Như vậy thực chất VNCB đã gián tiếp cho Phạm Công Danh vay. Trong khi đó cựu Chủ tịch ngân hàng không phải là đối tượng được VNCB cấp tín dụng.

Các công ty do cựu chủ tịch ngân hàng lập ra đều không có báo cáo tài chính đã kiểm toán và báo cáo nộp cho cơ quan thuế, không có tờ khai thuế giá trị gia tăng. Thực tế xác minh thì các công ty này không phát sinh hoạt động kinh doanh.

Đối với tài sản đảm bảo là sân vận động Chi Lăng và bất động sản tại 209 Trường Chinh được cơ quan tố tụng xác định các bị cáo đã “thổi giá” lên gấp 3 lần so với thực tế, dẫn đến việc cho vay vượt quá giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Mộc Lan (T/h)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang