Đại biểu lý giải vì sao khó tăng lương trong thời gian tới

author 13:09 30/10/2014

(VietQ.vn)- Nếu ép tăng lương duy ý chí kiểu hành chính sẽ làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế của doanh nghiệp và tăng áp lực thất nghiệp, dư thừa lao động phổ thông

Phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng nay 30/10, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà tập trung vào vấn đề phát triển thị trường lao động hiện nay.

Báo cáo chính phủ cho thấy tình hình xuất khẩu lao động, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, hệ thống dạy nghề tiếp tục được đổi mới theo hương gắn với thị trường lao động, nhu cầu của doanh nghiệp và và thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại, trong thời gian tới, thu nhập của người lao động khó tăng nhanh.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà cho rằng thu nhập người lao động khó tăng nhanh trong thời gian tới

Lý giải vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà nhận định: Trong bối cảnh năng suất lao động thấp và và nhu cầu đẩy nhanh bối cảnh tái cơ cấu kinh tế, quyền lợi người lao động dễ bị tổn thương.

Theo đó, thu nhập của người lao động khó tăng nhanh do nguyên tắc tiền lương phụ thuộc vào kết quả kinh doanh , năng suất lao động và mức tăng thu nhập chậm hơn mức tăng năng suất lao động.

“ Dù chi phí tiền lương cao sẽ buộc doanh nghiệp áp dụng máy móc, công nghệ hiệu quả hơn nhưng nếu ép tăng lương duy ý chí, hành chính sẽ làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế của doanh nghiệp và tăng áp lực thất nghiệ,  dư thừa lao động phổ thông”, vị nữ đại biểu phân tích.

Điều lo ngại là thị trường lao động VN đang phát triển về lượng và chất xong vẫn còn nghịch lý như: Thiếu hụt lao động có trình độ cao; Thiếu chuyên gia cao cấp và dư thừa  lao động xã hội trong đó khoảng 25-30% công chức, viên chức khu vực nhà nước có chất lượng thấp, không hoặc chưa đáp ứng được tiêu chuẩn vị trí việc làm đang đảm nhiệm nhưng lại khó tinh giản hoặc bố trí việc khác.

Từ đây, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà dẫn lại báo cáo ILO về quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động, cho thấy lao động Việt Nam và một số rất nước ít đang phát triển  có mức lương thu nhập cao hơn so với năng suất tạo ra.

Năng suất lao động VN đang thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu Á Thái Bình dương và đang giảm dần. Giai đoạn 200-2007 năng suất lao động trung bình mỗi năm là 5.2% và chỉ còn 3,3% từ sau 2008.

“Năng suất lao động thấp không chỉ ảnh hưởng tới lao động sản xuất vật chất trực tiếp mà cả lao động quản lý và lao động gián tiếp. Điều này cũng dẫn tới hệ lụy tiêu cực nhất là nghịch lý tăng và dư thừa lao động  trong bộ máy quản lý  khi năng lực, hiệu quả quản  lý không tăng, thậm chí suy giảm. Nghịch lý trên đã đang gây nhiều  áp lực, bức xúc xã hội hạn chế năng lực cạnh tranh và chất lượng phát triển đất nước. Năng suất quốc gia tạo ra sức mạnh kinh tế của đất nước và là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá tiêu chuẩn sống’, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà phân tích.

Đại biểu Nguyễn Văn Tiên: "Hiện Quốc hội đang phải đứng giữa nhu cầu cử tri về tăng lương với việc ngân sách hạn hẹp. Nếu tăng lương sẽ phải giảm đầu tư công nhưng nếu giảm đầu tư công thì kéo theo nhiều hệ lụy xã hội…Tôi ủng hộ việc tăng lương tuy nhiên trong thời gian khó khăn nên ưu tiên cho những đối tượng lương thấp, người về hưu có cuộc sống khó khăn".

 

Hạ Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang