Đại tướng có tư duy sắc bén của người quản lý khoa học

author 07:43 08/10/2013

Ít ai biết rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng là Phó Thủ tướng phụ trách khoa học kỹ thuật của nước ta những năm sau chiến tranh và đặc biệt ông thể hiện tư duy sắc bén của người làm quản lý khoa học.

Khi mới làm việc với Đại tướng, tôi cứ nghĩ ông rất nghiêm khắc, nhưng trên thực tế ông rất gần gũi, hòa đồng với những người làm khoa học. Và đặc biệt ông thể hiện tư duy sắc bén của người làm quản lý khoa học”, GS.VS Đặng Hữu nói.
 
Ít ai biết rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng là Phó Thủ tướng phụ trách khoa học kỹ thuật của nước ta những năm sau chiến tranh và những định hướng của ông về việc xây dựng nền khoa học công nghệ nước nhà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. 

Đại tướng luôn thể hiện tư duy sắc bén của người làm quản lý khoa học.

Giáo sư-Viện sĩ Đặng Hữu là Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường của nước ta trong cả thập kỷ 80. Trong những năm ấy, ông có nhiều cơ hội được làm việc trực tiếp với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi đó là Phó Thủ tướng phụ trách mảng khoa học kỹ thuật. Được trực tiếp làm việc, báo cáo và bàn thảo với Đại tướng về những chiến lược phát triển nền khoa học nước nhà, đến bây giờ GS.VS Đặng Hữu vẫn vô cùng cảm phục quan điểm và tư duy sắc bén của Đại tướng với tư cách là một nhà quản lý khoa học.

“Khi mới làm việc với Đại tướng, tôi cứ nghĩ ông rất nghiêm khắc, một người chỉ huy nơi mặt trận. Nhưng trên thực tế ông rất gần gũi, hòa đồng với những người làm khoa học. Và đặc biệt ông thể hiện tư duy sắc bén của người làm quản lý khoa học”, GS.VS Đặng Hữu kể. 

Năm 1977, hai năm sau khi thống nhất đất nước, theo sự phân công của Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp giã từ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã được Hồ Chủ tịch ủy nhiệm từ năm 1945 để nhận công tác ở cương vị mới: Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực khoa học - kỹ thuật.

Từ những năm 1978, khi tư duy kinh tế thời chiến vẫn còn ngự trị trong toàn xã hội, ông đã nhìn thấy vấn đề “đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp nước ta”. Đại tướng đặc biệt nhấn mạnh  tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế biển, vừa góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế đất nước đến bảo vệ chủ chủ quyền lãnh hải.

“Đại tướng còn đề xuất một chiến lược về Kinh tế biển và Khoa học kỹ thuật về biển. Trong đó, việc mở đường ra biển, làm ăn kinh tế biển được kết hợp chặt chẽ với quốc phòng. Mục đích lâu dài là chuyển đổi cơ cấu kinh tế ven biển thành miền công nghiệp thủy sản trù phú. Những nghiên cứu khoa học về biển, đảo, Hoàng Sa, Trường Sa như xây nhà giàn trên biển đã được triển khai từ ngày ấy”, GS.VS Đặng Hữu cho biết thêm.

Ngay từ năm 1985, Đại tướng đưa ra những kiến nghị sâu sắc về việc đổi mới quản lý trong khoa học và giáo dục, trong đó Đại tướng nhấn mạnh đến việc phải có chế độ trả công cho lao động khoa học tương xứng, chấm dứt việc thang lương của thầy cô giáo, kỹ sư… quá thấp. Đòi hỏi phải xây dựng một môi trường thật sự dân chủ đối với tư duy khoa học, trong đó việc tôn trọng trí thức, khuyến khích nhân tài đã được Đại tướng dày công xây dựng trong một bản chiến lược phát triển KHCN của nước ta, bản chiến lược này công bố từ tháng 1/1989, đến nay đã được gần 20 năm nhưng vẫn chưa bao giờ vơi đi tính thời sự.

“Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể nói là “cha đỡ đầu” của nền KHCN Việt Nam, ông là người đặt nền móng để xây dựng nền KHCN Việt Nam từ phân tán, tự phát trong những năm chiến tranh sang quản lý một cách hệ thống, có định hướng, có chiến lược. Dưới thời của ông, lần đầu tiên nước ta đã đưa ra NQ của Bộ Chính trị về KHCN. Ông cũng là người có tầm nhìn chiến lược, có học vấn uyên thâm, thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp nên ông biết rõ xu thế phát triển của thế giới và triển khai áp dụng ở Việt Nam. Ngay từ hồi đó, ông đã đặt vấn đề xây dựng khu công nghệ cao, công viên công nghệ.

Không chỉ đề ra chiến lược, Đại tướng còn áp dụng phong cách quân sự vào việc chỉ đạo khoa học công nghệ. Mọi việc ông đều rất sát sao.

Theo VTV

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang