Đằng sau ‘cơn sốt’ người Việt mua nhà ở Mỹ

authorDương Phương Ngọc 10:39 27/07/2017

(VietQ.vn) - Theo TS.Nguyễn Trí Hiếu, người Việt bỏ hàng tỷ USD để mua nhà ở Mỹ nhưng nếu chứng minh được việc chuyển tiền là vi phạm Luật Quản lý ngoại hối, người mua có thể bị xử lý.

Việt Nam là quốc gia được xếp thứ 5 thế giới, cao nhất châu Á về chỉ số hành tinh hạnh phúc theo nghiên cứu kinh tế-xã hội New Economics Foundation (Anh) công bố năm 2016.

Tháng 8 năm ngoái, trang web InterNations còn công bố kết quả điều tra về những nơi đáng sống với các tiêu chí khả năng ổn định và hòa nhập, môi trường làm việc, đời sống gia đình và tài chính cá nhân thì Việt Nam là quốc gia thứ 11 đáng sống của người nước ngoài.

Tiết lộ khung giá điện bán buôn của EVN(VietQ.vn) - Bộ Công Thương vừa phê duyệt khung giá điện bán buôn bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho các Tổng công ty Điện lực năm 2017.

“Đáng sống” là thế, nhưng đất nước hình chữ S này lại không trở thành nơi “đất lành chim đậu” của nhiều người. Bằng chứng là mới đây, Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ (NAR) công bố: năm 2017 người Việt đứng thứ 6 trong top 10 nước hàng đầu có công dân mua nhà ở Mỹ. Theo thống kê, người Việt đã chi khoảng 3,06 tỷ USD để làm việc này – một con số lớn khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Không chỉ bỏ số tiền “khủng” để mua nhà ở Mỹ, Canada hay Úc, người Việt còn chi cả tỷ USD cho tiêu dùng ở nước ngoài.

Đơn cử như năm ngoái, theo thông tin Bộ Y tế cho biết: Có tới 40.000 người Việt Nam đã chi khoảng 2 tỷ USD ra nước ngoài khám chữa bệnh, chủ yếu sang Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp…

Vì sao người Việt thích mua nhà ở Mỹ?

Câu hỏi đặt ra là: Vì sao nhiều người Việt muốn định cư ở Mỹ thay vì ở lại Việt Nam và cống hiến cho chính quê hương của mình?

Có nhiều lý do được đưa ra. Thứ nhất có thể vì: Bất động sản (BĐS) ở Mỹ có độ an toàn cao, vững giá. Thứ hai, những người có tiền của có xu hướng chung là đầu tư ra nước ngoài để bảo vệ tài sản.

Thứ ba, không loại trừ khả năng nguồn tiền không rõ ràng được chuyển qua. Thứ tư, nhiều người dân Việt tìm thấy ở nước Mỹ những điều mà ở Việt Nam hầu như không thể có.

Những người có tiền của có xu hướng chung là đầu tư ra nước ngoài để bảo vệ tài sản. 

Chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Tâm (một Việt kiều Mỹ - người đã quyết định sang Mỹ định cư cùng gia đình cô con gái khi tuổi đã ngoài 50) thành thật tâm sự: “Ở bên Mỹ, mỗi lần đi mua thức ăn, tôi không phải quá lo lắng như khi xách làn đi chợ như ở Việt Nam, vì ở đó thực phẩm khá sạch. Không có chuyện sử dụng chất kích thích, chất hóa học, chất bảo quản, chất tạo màu và nhiều loại hóa chất khác tới mức không thể kiểm soát như ở nước ta”.

Thêm vào đó, bà Tâm cho biết: “Mỗi khi ra đường, tôi cũng không lo sợ về tai nạn giao thông đến mức báo động như ở Việt Nam vì luật pháp bên đó rất nghiêm. Nếu bạn đi xe gây chết người thì bạn có bán cả nhà đi cũng không đủ tiền đền cho họ. Tôi cũng không phải nơm nớp sợ, lỡ chẳng may ai đó tự dưng đánh mình tới tím tái, bầm dập như 2 người phụ nữ đi bán tăm ở Sóc Sơn (Hà Nội) do bị nghi bắt cóc trẻ em, gây rúng động dư luận như thời gian vừa qua. Bên Mỹ tuyệt nhiên rất ít cảnh tượng đánh nhau”.

Ngoài ra, theo bà Tâm, văn hóa ứng xử giữa con người với con người cũng văn minh, lịch sự hơn. Ví dụ, nếu khách chẳng may mua phải món hàng không tốt, khi phản hồi, khiếu nại hoặc đem tới tận nơi đổi trả sẽ được siêu thị đền bù số tiền gấp đôi giá trị sản phẩm. Đặc biệt, trong quan hệ vợ chồng, người nam và người nữ luôn tôn trọng nhau, không hề có cảnh bạo hành, động tay, động chân. Nếu chồng mắng vợ, người vợ hoàn toàn có thể báo chính quyền hay cơ quan chức năng can thiệp.

Điều đáng nói nữa là ở Mỹ, chất lượng giáo dục rất tốt. Sự không ổn định về chính sách đã khiến người dân mong muốn cho con đi du học ở Mỹ. Theo thống kê mới nhất của Hệ thống Thông tin về sinh viên và khách mời trao đổi (Student and Exchange Visitor Information – SEVIS) đến tháng 3/2016, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có số lượng du học sinh cao nhất tại Mỹ, với 29.101 sinh viên đang theo học tại tất cả các bậc học và chương trình đào tạo. Con số du học sinh Việt Nam tại Mỹ chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Arab Saudi và Canada.

“Chất lượng đội ngũ y bác sĩ, trang thiết bị y tế, đặc biệt là sự quá tải – mất an toàn vệ sinh ở các bệnh viện ở Việt Nam đã khiến tôi không còn tin vào chất lượng y tế trong nước. Vì vậy, tôi thấy không có gì lạ khi nhiều người Việt sẵn sàng bỏ tiền ra để đi khám, chữa bệnh ở nước ngoài và tôi cũng không phải là ngoại lệ” – bà Tâm nói.

Mua nhà ở Mỹ, những rủi ro mà người Việt phải đối mặt

Trao đổi với PV, TS. Nguyễn Trí Hiếu, một Việt kiều, quốc tịch Mỹ, là chuyên gia tài chính - ngân hàng độc lập cho rằng: Bỏ ra số tiền lớn để mua nhà ở Mỹ nhưng người Việt có thể gặp nhiều rủi ro.

Đầu tiên là rủi ro từ thị trường. Biến động của thị trường có thể khiến cho người mua gặp thiệt hại. Điều này đã xảy ra vào năm 2007 – 2008 khi bong bóng bất động sản (BĐS) Mỹ vỡ khiến cho giá trị nhiều BĐS mất đi một nửa.

Tiếp theo, một vấn đề đáng quan tâm khác là rủi ro về pháp lý. Quy định về Quản lý ngoại hối của Việt Nam không cho phép gửi tiền ra nước ngoài để mua BĐS. Hiện vấn đề này không nằm trong quy định của Luật quản lý ngoại hối.

Theo quy định, người Việt Nam có thể chuyển tiền ra nước ngoài dưới một số điều kiện, một số giao dịch mà luật pháp cho phép.

Ví dụ như việc đầu tư đã nhận được giấy phép theo Luật Đầu tư nước ngoài. Ngoài ra người đi du lịch có thể đem theo tối đa 5.000 USD ra. Bên cạnh đó người Việt Nam có thể chuyển tiền ra nước ngoài thông qua ngân hàng để thanh toán những khoản tiền chuyển cho con cái đi du học, tiền chữa bệnh... Thế nhưng mua BĐS hiện không nằm trong những khâu được phép quy định chuyển tiền.

 Theo TS.Nguyễn Trí Hiếu: Mua nhà ở Mỹ, người Việt có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Nói đúng hơn là họ đang đi chui! TS.Hiếu giải thích: “Họ đang đi theo các hình thức không chính thức hoặc không hợp pháp. Không hợp pháp bao gồm chuyện tìm cách chuyển ngân không theo Luật Quản lý ngoại hối, kể cả việc đem tiền mặt ra nước ngoài vượt quá quy định của nhà nước.

Họ có thể dùng cấu trúc tài chính, thiết kế tài chính 4 bên, trong đó, người mua chuyển tiền VNĐ cho một người ở Việt Nam mà người này có người/công ty ở Mỹ. Người/công ty này sau khi nhận lệnh của người nhận tiền ở Việt Nam sẽ chuyển số tiền USD tương ứng cho người thứ tư ở Mỹ (có thể là người thân, người quen của người chuyển tiền ở Việt Nam). Qua cách chuyển ngân như thế, USD không ra khỏi Việt Nam nhưng người mua nhà vẫn có được số tiền USD mong muốn”.

Giả sử số tiền USD kia không được trao tay ở Mỹ, người mua ở Việt Nam cũng không thể kiện ra toà được, cho dù hai bên ở Việt Nam từng có hợp đồng thoả thuận. Bởi lẽ, đây cũng được xem là hình thức rửa tiền, không có cơ sở nào để kiện tụng.

TS.Hiếu cũng nhấn mạnh: Những giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài mua BĐS này luôn nằm trong vùng xám giữa hợp pháp và không hợp pháp. Bởi “Luật Quản lý ngoại hối không cấm người ta giao dịch bằng cách đó, người giao dịch bằng tiền đồng ở Việt Nam, hai đối tác ở Mỹ thì giao dịch bằng USD. Luật không có quy định cấm đoán, nhưng đấy là hành động dùng cấu trúc về tài chính để chuyển tài sản cho người khác ở nước ngoài. Đó là động thái ở vùng xám.

Còn hình thức xin giấy phép đầu tư rồi dùng giấy phép đó để chuyển tiền mua nhà là biến báo, dùng sai mục đích cũng không đúng với pháp luật. Như vậy, Chính phủ hoàn toàn có quyền truy tố người đã lạm dụng giấy phép và có cơ sở để đưa ra toà” – TS.Hiếu lưu ý.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang