Cảnh báo: Có thể tử vong vì 'sát thủ nhỏ bé' này khi mùa nước lũ

authorMinh Hà 14:02 29/09/2017

(VietQ.vn) - Theo chuyên gia, các loại "vi khuẩn ăn thịt người" xâm nhập cơ thể qua một vết xước hay vết côn trùng cắn nên bệnh nhân thường không nhận ra.

Hoại tử cơ thể, mất mạng vì "vi khuẩn ăn thịt người"

Một trường hợp gần đây là nạn nhân của loại "vi khuẩn ăn thịt người" là bà Nancy Reed, 77 tuổi (sinh sống tại Mỹ). Theo Daily Mail, bà Reed đã ngã xuống sàn nhà và tử vong với một vết thương trên cánh tay bị nhiễm trùng. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, bà Reed đã tử vong do nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người".

Điều đáng nói, bà Reed không phải là trường hợp đầu tiên nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" từ nước lũ do bão Harvey. Trước đó, Atkins, lính cứu hỏa ở thành phố Missouri (Mỹ) bị rệp cắn khi đang lội giữa dòng nước lũ để cứu hàng xóm.

Vết cắn của con rệp khiến anh Atkins bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người. Rất may, anh được cứu sống nhờ phát hiện và điều trị kịp thời.

Theo DailyMail, vào tháng 4/2014, một người Anh là Alex Lewis (nam, 34 tuổi) phải cắt bỏ các chi sau khi bàn chân, các đầu ngón tay, cánh tay, mũi, môi và một phần tai chuyển sang màu đen. Loại “vi khuẩn ăn thịt người” đã khiến anh suy đa tạng và rơi vào trạng thái hôn mê trong suốt một tuần.

Alex Lewis (người Anh) bị vi khuẩn ''ăn thịt người'' phá hủy một phần cơ thể. Ảnh: DailyMail

Alex Lewis (người Anh) bị vi khuẩn "ăn thịt người" phá hủy một phần cơ thể. Ảnh: DailyMail

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, hàng năm có 700-1.110 trường hợp nhiễm "vi khuẩn ăn thịt" người ở nước này.

Tại Việt Nam báo chí cũng từng đưa tin không ít trường hợp "vi khuẩn ăn thịt người" gây hoại tử, thậm chí mất mạng. Theo báo Thanh niên, năm 2013, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã từng tiếp nhận một nam bệnh nhân 40 tuổi (ở Tiền Hải, Thái Bình) trong tình trạng sốc nặng, viêm hoại tử khắp cánh tay trái. Nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người".

Trong 2 năm (2010 - 2011), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã ghi nhận hơn 10 trường hợp bị “vi khuẩn ăn thịt người” nhập viện tại đây. Trong đó, chỉ có 3 ca được cứu sống, 7 ca còn lại đều tử vong.

Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP gây ung thư cực dễ dàng ai cũng phải biết để tránh(VietQ.vn) - Nhiều trường hợp cả gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày do vi khuẩn HP, điều trị đỡ bệnh lại có thể lây lại từ người thân.

"Vi khuẩn ăn thịt người" đáng sợ thế nào?

Nói về mức độ nguy hiểm khi cơ thể nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người", Giáo sư dịch tễ học Ruth Berkelma, Trường ĐH Emory, cho rằng do các loại vi khuẩn “ăn thịt” xâm nhập cơ thể người qua một vết xước hay vết côn trùng cắn nên bệnh nhân thường không nhận ra. Tuy nhiên, khi đã xâm nhập cơ thể, vi khuẩn nhanh chóng tỏa ra giết chết các mô mềm bao quanh các nhóm cơ, dây thần kinh, chất béo và mạch máu. Chất độc chúng tiết ra giết chết các mô, khiến bệnh nhân phải chịu cảnh cắt cụt các chi hoặc tử vong trong vòng 24-48 giờ.

Tốc độ tấn công của vi khuẩn nhanh đến nỗi các bác sĩ đôi khi phải chẩn đoán dựa vào kinh nghiệm chứ không kịp làm xét nghiệm máu. Theo CDC, triệu chứng ban đầu khi nhiễm khuẩn, chẳng hạn nhiễm Vibrio vulnificus, là nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và phồng rộp da.

Liên quan đến vấn đề trên, chia sẻ trên báo Thanh niên, chuyên gia về bệnh ký sinh trùng, tiến sĩ - bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM phân tích thêm, vi khuẩn này cư trú ở môi trường nước, phân bố khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, có thể tìm thấy vi khuẩn này trong nước ao hồ, sông ngòi tự nhiên, trong đất ẩm và cả ngay trong nước uống (khoảng 1-27%). Mặt khác, vi khuẩn cũng có thể sống trong cơ thể các loài động vật, cá, các loại thủy sản nước ngọt.

Vì vậy, người có thể bị nhiễm khuẩn do ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn như thịt, bơ sữa, tôm, cá hoặc uống phải nước bị nhiễm phân động vật có vi khuẩn. Bệnh còn có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với phân hoặc máu người bệnh.

''Vi khuẩn ăn thịt người'' có thể sống trong nước. Ảnh: DailyMail.

"Vi khuẩn ăn thịt người" có thể sống trong nước. Ảnh: DailyMail.

Khi bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân sẽ “ủ bệnh” trong 2 ngày. Sau đó, người bệnh sẽ có biểu hiện viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết.

“Các bệnh nhân ở nước ta hay gặp biểu hiện đặc trưng là hoại tử vùng cổ, ngực, chân tay”, bác sĩ Siêu đánh giá.

Bác sĩ Siêu cho biết thêm, người nhiễm khuẩn có thể bị tiêu chảy, tiêu toàn nước hoặc tiêu lỏng có máu. Vi khuẩn gây ra biến chứng ở đường tiêu hóa và ngoài đường tiêu hóa. Nguy hiểm hơn, chúng có thể xâm nhập vào máu gây tán huyết, suy thận và viêm mô tế bào, gây nhiễm trùng các mô mềm, cơ quan trên cơ thể như ổ mắt, máu, đường hô hấp, đường tiết niệu,… Hậu quả là khiến người bệnh như bị “ăn thịt” từ từ và còn có thể bị viêm màng não, viêm phổi, viêm túi mật cấp…

Minh Hà (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang