Đánh cược sức khỏe người dùng với khăn ướt, dầu gội và sữa tắm 'xịn'

authorHồng Anh 06:58 20/05/2015

(VietQ.vn) - Hàng loạt các sản phẩm là hóa mỹ phẩm như khăn ướt - khăn giấy ướt, dầu gội đầu, sữa tắm, kem dưỡng da có những thành phần hóa chất tạo màu, tạo mùi, tẩy rửa... nhà sản xuất nói thế nào, người tiêu dùng biết như vậy và họ có "thông thái" tới mấy cũng không thể biết được sản phẩm đang dùng có lợi và hại gì cho sức khỏe.

Người tiêu dùng hoang mang

Chị Nguyễn Thị Xuân ở Hạ Đình - Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, sau nhiều năm liền dùng mỹ phẩm là kem dưỡng da, kem dưỡng tóc, dầu gội đầu, dầu xả... đến nay, dù chưa tới 40 tuổi nhưng tóc chị nửa trắng, nửa vàng, nửa đen. Muốn nhuộm thành một màu thì cũng chỉ trong vòng 1 tháng lại phải nhuộm lại. Đi khám bác sỹ mới nói, do dùng dầu gội đầu không hợp, không đúng cách.

Chị Xuân cho biết, từ ngày xa nhà đi công tác và xây dựng gia đình đến nay hơn chục năm, chị đã dùng, theo dõi, tư vấn chuyên gia với nhiều loại dầu gội khác nhau như Sunsikl, Pantene, Clear, Dove, Head & Shoulders và gần đây là sản phẩm dầu gội dược liệu Thái Dương 3 và thái dương 7... Tuy nhiên, không lúc nào chị trăn trở về các loại dầu gội này và ngày càng lo lắng cho mái tóc của mình.

"Bác sỹ khuyên không dùng các dầu gội có mức độ tẩy rửa cao, chuyển sang dùng các loại dầu gội mang tính dược liệu, tự nhiên hoặc là các chế phẩm sinh học dùng cho tóc đặc thù. Nghe theo quảng cáo của dầu gội Dược Liệu Thái Dương 3 và Thái Dương 7, dùng hết mấy tuýp rồi mà vẫn chưa hiệu quả", chị Xuân cho biết.

Hỏng tóc vì dùng hóa mỹ phẩm gội đầu, dưỡng tóc không phù hợp, nhiều hóa chất độc hại

Hỏng tóc vì dùng hóa mỹ phẩm gội đầu, dưỡng tóc không phù hợp, nhiều hóa chất độc hại. Ảnh minh họa

Cũng như chị Xuân, anh Vũ Cường ở Mễ Trì - Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, dùng dầu gội của nhiều hãng rồi, trong đó đa phần là của Unilever, hãng này sản phẩm phổ biến trên thị trường nhất nhưng không thấy tóc hợp với loại dầu gội nào. Loại thì sạch gầu nhưng không thơm. Loại thơm lại không sạch gầu. Loại cả thơm, cả sạch gầu thì tóc lại bết.

"Gần đây có dùng sang sản phẩm của dầu gội đầu dược liệu Thái Dương 3, cuối cùng vẫn không hiệu quả. Gọi điện hỏi công ty này vì sao lại vậy, họ nói chuyển sang dùng Thái Dương 7. Mua sản phẩm mới theo tư vấn về dùng, hiệu quả hơn hẳn nhưng vẫn không ưng ý như họ quảng cáo", anh Cường chia sẻ.

Không như hai trường hợp nói trên, chị Phương Thanh ở Cầu Diễn (Hà Nội) lại có một bức xúc khác. Chị cho biết, khỏi nói đến các sản phẩm dầu gội hiện nay vì quảng cáo của họ giờ khó tin lắm. Quảng cáo nào hình cũng đẹp, lời cũng hay nhưng dùng sản phẩm thì không như họ quảng cáo. 

Theo chị Thanh, ngày nào chị cũng bán hàng ngoài phố. Có ngày che kín mít cả mặt mũi, chân tay rồi, dùng đủ loại kem dưỡng da, kem chống nắng nhưng vẫn không hiệu quả. Gần đây, thường xuyên dùng khăn giấy ướt để tẩy trang và lau mồ hôi. Dùng chưa được 1 nửa hộp thì bị mẩn ngứa, mọc mụn. Ban đầu tưởng do mỹ phẩm gây ra nhưng bỏ khăn ướt không dùng có vài ngày, da lại bình thường.

"Dùng mỹ phẩm giờ chẳng khác nào đánh cược sức khỏe của mình với những lời tâng bốc, quảng cáo của các nhà sản xuất. Họ nói sạch gầu, đẹp da, thơm mát... nhưng họ không cho người tiêu dùng biết cụ thể các hóa chất có trong sản phẩm đó sẽ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe. Đặc biệt, các sản phẩm đó lại dùng rất thường xuyên. Với đàn ông, ngày nào họ cũng dùng dầu gội đầu. Với phụ nữ, kem dưỡng da, khăn ướt lau mồ hôi, dầu gội cũng dùng rất thường xuyên", chị Thanh nói.

Cũng theo chị Thanh, cơ quan chức năng đưa ra quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn cho các sản phẩm. Còn việc doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu như thế nào làm sao kiểm kê được từng loại sản phẩm.

"Trước đây dùng nhiều loại mỹ phẩm bán ở cửa hàng của hãng Xuân Thủy, gần đây hàng loạt sản phẩm của công ty này bị quản lý thị trường bắt vì kém chất lượng, chưa công bố chất lượng, người tiêu dùng với "ngã ngửa" ra. Lúc đó thì cũng đã muộn vì trước đây đã dùng quá nhiều sản phẩm mua của họ rồi", chị Thanh nói thêm.

Một số sản phẩm khăn ướt có thành phần hóa chất Methylisothiazolinone (MIT) được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế khuyến cáo cấm dùng

Một số sản phẩm khăn ướt có thành phần hóa chất Methylisothiazolinone (MIT) được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế khuyến cáo cấm dùng. Ảnh: K. Vân

Tràn lan mỹ phẩm giả

Quan tìm hiểu được biết, gần đây Ban chỉ đạo 389 quốc gia về chống buôn lậu và gian lận thương mại có đánh giá, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng,... nằm trong nhóm 30 mặt hàng bị làm giả trầm trọng, có mức độ lưu thông lớn trên thị trường Việt Nam.

Còn theo một cuộc khảo sát gần đây của Công ty Nielsen và tổ đặc quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, hiện, có đến hơn 50% số mỹ phẩm tại nước ta bị làm giả. Ở Hà Nội, 47% mỹ phẩm lưu hành là hàng giả, hàng nhái.

Các loại mỹ phẩm kém chất lượng đã gây ra nhiều hiểm họa cho người sử dụng. Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà nghiêm trọng hơn, mỹ phẩm giả còn nguy hiểm tới sức khỏe và sắc đẹp của người tiêu dùng. Đã có không ít trường hợp bị dị ứng với mỹ phẩm trôi nổi dẫn đến các bệnh viêm nhiễm về da phải nhập viện điều trị. 

Cơ quan chức năng thu giữ nhiều lô hàng mỹ phẩm kém chất lượng

Cơ quan chức năng thu giữ nhiều lô hàng mỹ phẩm kém chất lượng. Ảnh minh họa

BS. Phạm Đăng Trọng Tường - Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh cho biết, gần đây có nhiều bệnh nhân đến khám dị ứng da do sử dụng các loại mỹ phẩm trôi nổi. Thực tế, có những loại mỹ phẩm có thể làm thay đổi sắc tố da một cách nhanh chóng nhưng biến chứng về sau thì rất nghiêm trọng như viêm da dị ứng, mỏng da, giãn mạch, thậm chí có thể gây hiệu ứng toàn thân, cao huyết áp, loãng xương...

Bác sỹ Phạm Đăng Trọng Tường khuyến cáo không nên sử dụng những loại mỹ phẩm bán trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng. Khi sử dụng thấy bất thường thì phải ngưng ngay. Không có một loại mỹ phẩm nào có thể làm trắng da, hay có hiệu quả ngay lập tức mà cần phải có một thời gian lâu dài. Vì vậy, các chị em không nên tin vào những lời quảng cáo đường mật để rồi "tiền mất, tật mang".

Còn theo Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, gần đây mạng xã hội và mua bán trực tuyến phát triển, nhà nhà bán mỹ phẩm online, nguồn hàng không kiểm chứng được. người mua cũng khó giám sát được người bán. Rất nhiều trường hợp người tiêu dùng phản ánh mua phải dầu gội, mỹ phẩm kém chất lượng bán qua mạng.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang