Đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

author 11:40 03/07/2016

(VietQ.vn) - Đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 mới nhất. Gợi ý giải đáp án đề thi môn Địa lí THPT Quốc gia năm 2016 nhanh và chính xác nhất.

Sự kiện: Kỳ thi THPT Quốc gia 2017

Đáp án đề thi môn Địa lí THPT Quốc gia năm 2016 liên tục luôn được cập nhật tại VietQ. Mời quý độc giả cùng bấm F5 để theo dõi đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 bạn nhé!

>>> Đề thi môn Lịch sử tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016

>>> Đáp án đề thi môn Lịch sử tốt nghiệp THPT quôc gia năm 2016

Hôm nay 3/7 các thí sinh chính thức bước vào ngày thi thứ ba của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016. Các thí sinh sẽ thi hai môn: Địa lí và Hóa học với hình thức tự luận và trắc nghiệm.

Đề thi môn Địa lí THPT Quốc gia năm 2016 chính thức:

Đề thi môn Địa lí THPT Quốc gia năm 2016 chính thức

Gợi ý lời giải môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia 2016 do tuyensinh247.com thực hiện:

Đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

 Đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

Đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

Đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

Đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

Đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

Đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

Đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

Đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

Gợi ý lời giải môn Địa lí THPT Quốc gia năm 2016 trên Zing.vn:

Bài giải do tổ giáo viên Hệ thống giáo dục Hocmai thực hiện.

Câu I (2,0 điểm)

1. Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta

-  Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Ban hành Sách đỏ Việt Nam.

- Quy định việc khai thác.

2. Những ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam

- Tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng.

- Các thành phố thị xã là thị trường tiêu thụ lớn, tạo việc làm… tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Câu II (2,0 điểm)

1. Các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng có quy mô:

- Từ 9-40 nghìn tỷ đồng: Hạ Long, Bắc Ninh, Phúc Yên.

-  Từ 40-120 nghìn tỷ đồng: Hải Phòng.

-  Trên 120 nghìn tỷ đồng: Hà Nội.

2. Các khu kinh tế ven biển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Huế, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn.

Câu III (3,0 điểm)

1. Bảng xử lý số liệu

Bảng cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế nước ta năm 2000 và 2013: (Đơn vị: %)

Đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

Tính bán kính:

- Coi bán kính đường tròn năm 2000 là 1đvbk

- Bán kính đường trong năm 2013 là:

Đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

Chú ý: Biểu đồ gồm đầy đủ thông tin tên biểu đồ, thời gian, các ký hiệu, tính bán kính.

2. Nhận xét

Lao động ở nước ta tập trung chủ yếu trong ngành kinh tế truyền thống là ngành nông - lâm - thuỷ sản (dẫn chứng) kể cả trong năm 2010 và 2013. Tuy nhiên, sự thay đổi cả về quy mô và cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở nước ta đang dần có sự thay đổi rõ rệt:

- Lao động trong các ngành kinh tế đều gia tăng qua các năm (dẫn chứng).

- Tỉ lệ trong cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: giảm ở ngành nông - lâm - thuỷ sản, tăng đối với công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Đặc biệt ngành dịch vụ tăng mạnh nhất (dẫn chứng).

Lý giải điều này là điều dễ dàng vì đây đúng là chủ trương phát triển của nền kinh tế của Nhà nước cũng như xu hướng chung của kinh tế. Các ngành kinh tế đều gia tăng về qui mô nhưng tỉ lệ ngành truyền thống có xu hướng giảm dần, thay vào đó là sự gia tăng tỉ lệ nhanh chóng của các ngành dịch vụ.

Câu IV (3,0 điểm)

1. Thế mạnh về nguồn lực nguyên liệu tại chỗ của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm của nước ta:

Nguồn nguyên liệu dồi dào: từ trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản.

- Trồng trọt phục vụ đa dạng cho nhiều ngành nghề như: xay xát; đường mía; chế biến chè, cà phê, thuốc lá; công nghiệp rượu bia, nước giải khát; sản phẩm đồ hộp...

Tất cả các ngành này đều có tốc độ sản xuất tăng nhanh, bước đầu đáp ứng được nhu cầu và cung cấp mặt hàng cho xuất khẩu. Phân bố gần các vùng nguyên liệu dồi dào như đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng.

Có thể lấy dẫn chứng:

+ Diện tích gieo trồng tăng mạnh từ năm 1980 (5,6 triệu ha) đến năm 2002 (7,5 triệu ha), năm 2005 thì có giảm nhẹ (7,3 triệu ha). Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi.

+ Cả nước có tổng diện tích đất trồng rau khoảng 500 nghìn ha, tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và vành đai xanh ngoại thành các thành phố lớn.

- Chế biến sản phẩm chăn nuôi chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lấy thịt, sữa, trứng nói riêng còn ở địa vị thứ yếu so với ngành trồng trọt.

- Chế biến thủy, hải sản: Với diện tích mặt nước đa dạng ở các ao hồ, sông suối cộng với vùng biển rộng lớn. Các nghề chính như: làm mắm; chế biến tôm đông lạnh...đây là những ngành có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, bên cạnh đó lại có thị trường lớn, cung cấp cho xuất khẩu.

Một số sản phẩm thuộc ngành này lại trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta vì:

- Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho ngành công nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm: Có các đồng bằng màu mỡ, nền nhiệt cao mưa nhiều, nguồn nước dồi dào…

- Nguồn nguyên liệu dồi dào, khối lượng sản xuất ra lớn. Bên cạnh đáp ứng được nhu cầu của người dân thì đây là nguồn nguyên liệu cung cấp cho xuất khẩu.

- Lực lượng lao động tham gia đông, giá rẻ và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

- Được sự hỗ trợ của chính sách Nhà nước.

2. ĐBSCL có nhiều thế mạnh và hạn chế về tài nguyên đất đối với việc phát triển nông nghiệp

- Thế mạnh: Có 3 nhóm chính đó với diện tích lớn:

+ Đất phù sa ngọt: Có diện tích là 1,2 triệu ha, chiếm hơn 30% diện tích tự nhiên của đồng bằng, phân bố thành một dải dọc sông Tiền, sông Hậu. Đây là điều kiện thuận lợi cho trồng lúa và các cây trồng ngắn ngày khác.

+ Đất phèn: Với diện tích lớn nhất, hơn 1,6 triệu ha (chiếm 41% diện tích đồng bằng), bao gồm đất nhiều phèn, đất phèn ít và trung bình. Phân bố ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau.

Đất mặn với gần 75 vạn ha chiếm 19% diện tích đồng bằng phân bố thành vành đai ven biển Biển Đông và vịnh Thái Lan. Đây là nơi trồng và phân bố các loại cây công nghiệp, phát triển rừng phòng hộ và các hệ sinh thái đất phèn, đất mặn.

- Hạn chế:

Phần lớn diện tích đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước... Trên những loại đất này việc phát triển nông nghiệp mang lại năng suất và chất lượng thấp.

Trong thời gian vừa qua, tình trạng xâm nhập mặn ở đây diễn ra hết sức nghiêm trọng vì:

- Độ cao địa hình đồng bằng thấp so với mức nước biển.

- Thường xuyên ảnh hưởng của triều cường.

- Mùa khô kéo dài là điều kiện cho việc xâm nhập mặn.

- Ảnh hưởng bởi dòng chảy của hệ thống sông Mê Công.

- Sự tác động của các hoạt động kinh tế.

- Sự tác động của các quốc gia trong tiểu vùng sông Mê Công.

Dưới đây là đề thi đáp án môn Địa lí THPT Quốc gia năm 2015 dành cho phụ huynh và thí sinh tham khảo.

Đề thi môn Địa lí THPT Quốc gia 2015:

Thí sinh muốn xem đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 có thể tham khảo đáp án đề thi năm 2015

 

Thí sinh muốn xem đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 có thể tham khảo đáp án đề thi năm 2015

Đáp án đề thi môn Địa lí THPT Quốc gia 2015:

Đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

 

Đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

Đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

Để hỗ trợ tốt cho việc tra cứu đáp án đề thi môn Địa lí THPT Quốc gia năm 2016 , VietQ luôn cập nhật nhanh nhất đáp án đề thi môn Địa 2016 để phục vụ độc giả. Các bạn liên tục bấm F5 để cập nhật theo dõi nhé!

Lịch thi môn Địa tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 

Theo lịch thi chính thức từ Bộ GD-ĐT, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 sẽ diễn ra kéo dài trong 4 ngày từ mùng 1/7 đến mùng 4/7 với các môn thi bao gồm: Toán, Ngoại ngữ, Ngữ văn, Vật lí, Địa lí, Hóa học, Lịch sử, Sinh học.

Đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

Lịch thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

VietQ xin cập nhật tới quý vị độc giả về lịch thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia 2016 như sau. Môn Địa lí là môn thi đầu tiên trong ngày thi thứ ba của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016. Thời gian thi môn Địa lí là 90 phút với hình thức thi tự luận. Giờ phát đề thi môn Địa tốt nghiệp THPT Quốc gia 2016 cho thí sinh là 7h25, giờ bắt đầu làm bài là 7h30.

Bí quyết chinh phục đáp án đề thi môn Địa THTP Quốc gia 2016

Sử dụng Atlat hiệu quả

Theo chia sẻ của giáo viên trường THPT Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) với báo VnExpress, thí sinh muốn sử dụng Atlat hiệu quả khi làm đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 cần lưu ý:

- Nắm vững cấu trúc nội dung của toàn bộ Atlat gồm: Hành chính (vị trí địa lí và sự phân chia hành chính); địa lí tự nhiên; địa lí kinh tế - xã hội.

- Nắm vững nội dung từng trang Atlat gồm: Nội dung chính; nội dung phụ; học thuộc chú giải mỗi trang và chú giải chung cho cả Atlat (trang 3).

- Yêu cầu cụ thể học sinh cần phải:

+ Hiểu hệ thống ký, ước hiệu bản đồ (trang 3 của Atlat).

+ Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng địa lí trên bản đồ.

+ Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình thái và vị trí các đối tượng địa lí trên lãnh thổ.

+ Mô tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ.

+ Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ.

+ Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ.

+ Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế).

Để khai thác kiến thức địa lí có hiệu quả từ tập Atlat Địa lí Việt Nam, cần lưu ý việc sử dụng thông tin ở từng trang theo quy trình sau:

- Tái hiện kiến thức đã có cần phải khai thác liên quan đến Atlat. Về bản chất, có thể coi Atlat là một cuốn sách giáo khoa Địa lí Việt Nam được thể hiện bằng kênh hình (chủ yếu là bản đồ). Vì thế, các câu hỏi khai thác Atlat gắn liền với kiến thức trong sách giáo khoa Địa lí.

- Tìm các trang thích hợp với yêu cầu câu hỏi.

- Trả lời theo yêu cầu câu hỏi (kết hợp giữa kiến thức đã có trong SGK và Atlat).

+ Đối với trang đầu của Atlat Địa lí Việt Nam, thí sinh thi môn Địa lý tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 cần hiểu được ý nghĩa, cấu trúc, đặc điểm của Atlat; nắm chắc các ký hiệu chung.

+ Đối với các trang bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam: Học sinh phải xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, vùng kinh tế; nêu đặc điểm các đối tượng địa lí (đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, dân cư, dân tộc; trình bày sự phân bố các đối tượng địa lí, như khoáng sản, đất đai, địa hình, dân cư, trung tâm công nghiệp, mạng lưới giao thông, đô thị…), giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế, dân cư và kinh tế, kinh tế và kinh tế, tự nhiên, dân cư và kinh tế…; đánh giá các nguồn lực phát triển ngành và vùng kinh tế; trình bày tiềm năng, hiện trạng phát triển của một ngành, lãnh thổ; phân tích mối quan hệ giữa các ngành và các lãnh thổ kinh tế với nhau; so sánh các vùng kinh tế; trình bày tổng hợp các đặc điểm của một lãnh thổ.

Trong nhiều trường hợp, học sinh phải chồng xếp nhiều trang bản đồ Atlat để trình bày về một lãnh thổ địa lí cụ thể. Ví dụ, câu hỏi dựa vào Atlat địa lí để viết một báo cáo ngắn đánh giá điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế của một vùng hoặc một tỉnh. Để làm được câu này, thí sinh phải sử dụng các trang bản đồ hành chính, hình thể, địa chất và khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật, các miền địa lý tự nhiên…

Thí sinh cần biết khai thác Atlat hiệu quả để có thể chinh phục đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

Thí sinh cần biết khai thác Atlat hiệu quả để có thể chinh phục đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

Thông thường khi phân tích, hoặc đánh giá một đối tượng địa lý, học sinh cần tái hiện vốn kiến thức địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội đã có của bản thân vào việc đọc các trang Atlat. Ngoài ra, học sinh cũng cần chú ý đến việc phân tích các lát cắt, biểu đồ, số liệu… Đây được coi là các thành phần bổ trợ nhằm làm rõ, hoặc bổ sung nội dung mà các bản đồ trong Atlat không thể trình bày rõ được.

Lỗi cần tránh để đạt điểm cao với đáp án đề thi môn Địa THPT 2016

Zing News trích lời cô Định Thị Hằng - Tổ trưởng tổ Địa lí, trường THPT Trần Phú (Hà Tĩnh) - lưu ý thí sinh tránh một số lỗi khi làm đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016.

Lỗi thiếu ý: Câu trả lời gồm 3 ý, học sinh chỉ trả lời 2 ý. Nhiều học sinh khi thi xong rất phấn khởi vì cơ bản mình đã làm được bài, nhưng khi đối chiếu với đáp án hoặc trình bày lại cho giáo viên nghe thì mới biết được bài làm của mình điểm chưa cao. Vì vậy thí sinh cần lưu ý, đọc kỹ đề thi môn Địa THPT Quốc gia 2016 và kiểm tra lại phần bài làm của mình để tránh lỗi không đáng có này.

Lỗi thiếu dẫn chứng: Khi trả lời học sinh trả lời chung chung không có tính thuyết phục. Trong đáp án thường có ghi nếu học sinh không có dẫn chứng chỉ cho một nửa số điểm. Do đó, thí sinh cần lưu ý khi làm bài cần có dẫn chứng minh họa để bài thi của mình có tính thuyết phục hơn. Vì vậy, học sinh cần tập cho mình thói quen liên hệ kiến thức với thực tiễn để bài thi của mình đạt được điểm cao nhất.

Lỗi vẽ biểu đồ chưa đạt yêu cầu

Nguyên nhân là học sinh chưa nắm vững kiến thức, chưa biết cách vận dụng kiến thức vào trả lời câu hỏi, đọc đề không kĩ, mất bình tĩnh...

Thứ nhất, thí sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản và vận dụng chúng một cách linh hoạt trên cơ sở tư duy Địa lý. Khi học về một vấn đề địa lí cần phải làm rõ các câu hỏi sau: Như thế nào? Ở đâu? Tại sao? Không nên nắm vấn đề một cách chung chung.

Thứ hai, trong quá trình ôn tập, học sinh phải tự mình trả lời trước không nên quá phụ thuộc vào sách hướng dẫn. Học sinh phải rèn luyện cho mình các kĩ năng địa lí như: khai thác Atlat, vẽ phân tích biểu đồ, nhận xét bảng số liệu...

Thứ ba, đọc kĩ đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 và lập dàn ý. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng nhiều học sinh đã không thực hiện nên kết quả bài thi không cao.

Để đạt điểm cao, thí sinh cần phải đọc đề một cách từ từ và ghi nhanh vào giấy nháp những kiến thức hiện ra trong đầu mình vào thời điểm đó. Đọc từ từ là để đọc kĩ đề và hiểu đề , ghi nhanh để tiết kiệm thời gian. Sau khi đọc xong đề, về cơ bản thí sinh đã hình thành được một đề cương phác thảo (đề cương này chỉ có các ý chính, thậm chí là các gạch đầu dòng). Căn cứ vào đó để phát triển ra trong quá trình làm bài. Như vậy sẽ giúp thí sinh có bài làm đủ ý và mạch lạc

Thứ tư, thí sinh cần bố trí thời gian hợp lý cho từng câu hỏi phù hợp với điểm số của từng câu. Nhiều học sinh do quá tự tin vào sự hiểu biết của mình đã trả lời quá sâu vào một câu hỏi trong khi đề ra chỉ cần trả lời ngắn gọn, dẫn đến việc thiếu thời gian khi làm câu hỏi tiếp theo.

Thứ 5, đối với câu vẽ biểu đồ: Một số học sinh dành quá nhiều thời gian, một số khác thường để sau khi làm xong các câu khác rồi mới làm nên không đủ thời gian. Thí sinh phải tập vẽ nhiều và phải phân bố thời gian hợp lý. Cần phải nhớ các yêu cầu của biểu đồ (chính xác số liệu, khoảng cách, tên biểu đồ, chú thích, ghi số liệu, tính thẩm mĩ).

Trên đây là một số kinh nghiệm khi đi thi môn Địa, chúc các sĩ tử chinh phục được đáp án đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 với số điểm cao!

Kỳ thi THPT Quốc gia 2016: 40 thí sinh bị đình chỉ sau ngày thi đầu tiên(VietQ.vn) - Kết thúc ngày thi THPT Quốc gia 2016 đầu tiên, cả nước có 63 thí sinh bị kỷ luật, trong đó có 15 khiển trách, 8 cảnh cáo và 40 thí sinh bị đình chỉ.

Minh Thùy (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang