Đáp án đề thi môn Lịch sử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

author 11:59 04/07/2016

(VietQ.vn) - Đáp án đề thi môn Lịch sử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 mới nhất. Gợi ý giải đáp án đề thi môn Sử THPT Quốc gia năm 2016 nhanh và chính xác nhất.

Sự kiện: Kỳ thi THPT Quốc gia 2017

Đáp án đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2016 liên tục luôn được cập nhật tại VietQ.vn. Mời quý độc giả cùng bấm F5 để theo dõi đáp án đề thi môn Lịch sử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 bạn nhé!

Đề thi môn Lịch sử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016:

Gợi ý đáp án môn Lịch sử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 do Tuyensinh247.com cung cấp:

 

Hôm nay là ngày thi cuối cùng của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 và môn Lịch sử cũng là môn thi tự luận cuối cùng. Các thí sinh sẽ làm bài thi môn Lịch sử dưới hình thức tự luận trong 180 phút. Giờ phát đề thi môn Lịch sử là 7h25 và giờ làm bài là 7h30.

Quý phụ huynh, học sinh thầy cô có thể tham khảo đề thi chính thức môn Lịch sử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2015: 

Đáp án chính thức môn Lịch sử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2015:

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, nội dung các đề thi môn Lịch sử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 nằm trong chương trình THPT, mà chủ yếu là lớp 12. Tuy nhiên, trọng số điểm rơi vào chương trình lớp 12 thường chiếm khoảng 70% trở lên. Nội dung cơ bản cần ôn tập đã được cụ thể hóa thành những mục tiêu cần đạt và những câu hỏi ôn tập cụ thể (cho từng chương, từng bài khác nhau)  

Điều đáng lưu ý là không nên học tủ, chỉ tập trung vào một số chương hoặc một số bài, cũng không nên học thuộc vẹt quá chi tiết mà chỉ cần thuộc những nội dung cơ bản đã được hướng dẫn.

Lịch thi môn Lịch sử tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016  

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 sẽ diễn ra kéo dài trong 4 ngày từ mùng 1/7 đến mùng 4/7 với các môn thi bao gồm : Toán, Ngoại ngữ, Ngữ văn, Vật lí, Địa lí, Hóa học, Lịch sử, Sinh học. 

Lịch thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016 

VietQ xin cập nhật tới quý vị độc giả về lịch thi môn Lịch sử tốt nghiệp THPT quốc ia 2016 như sau. Môn Lịch sử là môn thi đầu tiên trong ngày thi thứ 4 tại kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016. Thời gian thi môn Lịch sử  là 180 phút với hình thức thi trắc nghiệp . Thời gian bắt đầu làm bài từ 7h30 và kết thúc là 10h30

Thi môn Lịch Sử tốt nghiệp THPT quốc năm 2016 : Bạn cần chuẩn bị những gì ? 

Khi bước vào làm đề thi môn Lịch Sử năm 2016  các bạn chuẩn bị các vật dụng theo quy định của phòng thi. Trong Quy chế thi được phổ biến vào ngày 30/6 , các thí sinh chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ. Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí (do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì);

Ngoài ra tất cả các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.

Bên cạnh đó không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, giấy than, bút xoá, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi.

Để học tốt bộ môn lich sử cần phải có những phương pháp và kinh nghiệm học hợp lý về tâm lý và thời gian như sau: 

Về tâm lý: Trong khi học đừng nên tạo cho mình quá nhiều áp lực, thường thì khi thấy quá nhiều sự kiện và thời gian thì các sĩ tử cảm thấy nản và không muốn học, càng như vậy sẽ học không tốt bộ môn này. Hãy tạo cho mình tâm lý thoải mái khi học, học không chỉ để thi mà còn để biết, để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về lịch sử xã hội. 

Về kiến thức: Cần phải đọc kỹ đọc nhiều lần để ghi nhớ. Nếu những gì đập vào mắt nhiều lần thì ta sẽ càng nhớ sâu. Trong quá trình học cần phải biết phân tích tổng hợp, nhìn nhận một vấn đề, các sự kiện lịch sử trong một chỉnh thể, học sự kiện này thì ta cần phải liên tưởng đến sự kiện trước và sau nó.

Tuy nhiên không nên chỉ học theo kiểu ghi nhớ mà không có sự tư duy. Nếu cho rằng học khối C nói chung, lịch sử nói riêng chỉ cần nhớ là đủ thì suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Trong Kì thi THPT quốc gia môn Lịch sử, đề thi cần các thí sinh có khả năng phân tích tổng hợp đánh giá dựa trên sự ghi nhớ một cách chính xác về lịch sử, đối với mỗi dạng bài cần chuẩn bị cách làm bài phù hợp ở các thể loại khác nhau, như chứng minh hay so sánh. Khi nhìn nhận một vấn đề phải dựa vào bối cảnh lịch sử chung, có thể là trong nước hoặc thế giới.

Hiện nay các tài liệu tham khảo cho môn lịch sử cũng khá nhiều nhưng cần phải đọc và tiếp cận với những nguồn tin chính thống, có thể đọc qua sách vở với các nhà xuất bản uy tín hoặc cũng có thể học bằng cách xem các phương tiện thông tin đại chúng để biết thêm.

Về thời gian học: Cần phải có thời gian học hợp lý, lúc cảm thấy mệt không thể tập trung thì bạn hãy giành thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, đừng ép bản thân học trong khi tâm lý bị gò bó áp lực, tuy nhiên sau khi giải lao phải vào guồng và học một cách nghiêm túc.

Về phương pháp học: Ngoài niềm đam mê yêu thích thì để học tốt lịch sử cần có cho mình những phương pháp học phù hợp, với mỗi người có thể có những phương pháp khác nhau miễn sao là có hiệu quả.

Môn Sử thường bị các thí sinh ngại học nhất, tuy nhiên ít ai nghĩ rằng môn Sử là môn có thể đạt được điểm cao nhất. Vì vậy đừng ngại học Sử, đừng coi nó là một môn học thuộc. Ba bước học Sử hiệu quả nhất: Thứ nhất, đọc nội dung trong sách giáo khoa. Thứ hai, tự tóm tắt bài học ra giấy nháp.

Thứ ba, đọc lại sách và sửa lại tóm tắt. Khi làm tốt hai bước đầu, hãy ôn liên tục ở bước thứ 3. Ôn tập dựa vào những từ khóa và khắc ghi nó trong đầu dựa vào những dấu hiệu đặc biệt. Có một cách học hiệu quả là liên kết sự kiện. 

Đáp án đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2016 liên tục luôn được cập nhật tại VietQ.vn 

Một đề thi môn Lịch sử tốt nghiệp THPT Quốc gia hàng năm vẫn luôn bao gồm hai phần chính: Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới. Trong đó phần Lịch sử Việt Nam luôn luôn chiếm 7 điểm và Lịch sử thế giới chiếm 3 điểm. Trong đề thi, thường sẽ có 3 câu hỏi thuộc phần Lịch sử Việt Nam và 1 câu hỏi thuộc phần Lịch sử thế giới.

Trong đề thi, số câu hỏi chỉ kiểm tra ở mức độ 'nhớ' của thí sinh khá ít (2 điểm tương đương 20%). Tất cả các câu hỏi còn lại đều không đơn thuần kiểm tra mức độ 'nhớ' (tái hiện kiến thức) mà đều mang tính tổng hợp, vận dụng thậm chí là ứng dụng thực tiễn khá nhiều (Vận dụng cao). Để làm được các câu hỏi này, thí sinh không chỉ phải nắm kiến thức nền tảng trong SGK phổ thông mà cần biết liên hệ và móc nối các kiến thức rời rạc thành một vấn đề lớn thậm chí là phải có sự hiểu biết về tình hình thời sự đang diễn ra để giải quyết vấn đề mà đề thi yêu cầu.

Các câu hỏi ở mức độ khó còn được thể hiện ở hình thức các câu hỏi có tính xuyên suốt của Lịch sử, từ đó kiểm tra được mức độ hiểu biết lịch sử của thí sinh. Các câu hỏi còn ngầm kiểm tra quan điểm của thí sinh về một số vấn đề của Lịch sử và có nội dung tương đối mở.

Về thang điểm chấm thi, với những câu hỏi mở sẽ không có đáp án cố định, không gò bó thí sinh vào một khuôn mẫu đã định sẵn mà chỉ xây dựng các tiêu chí cho điểm. Đây là một điều kiện tương đối rộng mở cho các thí sinh, góp phần thay đổi tư duy về cách thức học môn Lịch sử ở các nhà trường phổ thông như hiện nay. Với nhiều học sinh, Lịch sử là môn học khô khan và kém thời thượng nhưng lại chính là một học chứa đựng linh hồn của cả dân tộc.

 

Lưu Ly (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang