Đáp án đề thi môn Văn tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm học 2017 - 2018

author 07:45 09/06/2017

(VietQ.vn) - Đáp án đề thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội. Gợi ý giải đáp án đề thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2017 - 2018 chính xác nhất.

Sự kiện: Tuyển sinh 2018

Đề thi môn Văn vào lớp 10 của Hà Nội tổ chức sáng ngày 9/6:

Xem thêm: Đáp án đề thi môn Toán tuyển sinh lớp 10 năm 2017

 Đề thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2017

 

Gợi ý lời giải đề thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2017 (Nguồn : hocmai.vn) 

Phần I (4 điểm)

1. Ghi lại chính xác 7 dòng thơ tiếp theo những dòng thơ trên.

“Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.”

2. Cách miêu tả gợi cho ta hình ảnh một gia đình tràn đầy hạnh phúc với những “tiếng nói”, “tiếng cười”; cả ngôi nhà như rung lên trong “tiếng nói”, “tiếng cười” của cha, của mẹ. Mỗi bước con đi, mỗi tiếng con cười đều được cha mẹ đón nhận, chăm chút, mừng vui. Trong tình yêu thương, trong sự nâng niu của cha mẹ.

3.

* Hình thức: Học sinh có thể trình bày nội dung trả lời bằng một (hoặc một số) đoạn văn ngắn (khoảng 12 câu).

* Nội dung: Học sinh có thể triển khai đoạn văn theo các hướng khác nhau, song cần đảm bảo một số nội dung chính:

- Giải thích ý kiến: Tình yêu thương là một trong những tình cảm đẹp đẽ, ấm áp thể hiện qua sự quan tâm, tình yêu mến, qua từng lời nói, cử chỉ, việc làm cụ thể với những người mà ta yêu quý. Được sống trong tình yêu thương của mọi người chính là một niềm hạnh phúc của mỗi người.

- Bình luận, chứng minh:

+ Khẳng định ý kiến trên là chính xác.

Với tình yêu thương, con người tìm được mục đích sống, động lực mạnh mẽ, niềm an ủi, nguồn động viên khi gặp khó khăn thử thách, được sẻ chia niềm vui trong công việc và cuộc sống ...

Không có tình yêu thương, mỗi con người sống trong sự cô đơn, lạnh lùng, vô cảm. Cuộc sống sẽ trở nên vô vị, nhạt nhẽo, dễ gục ngã trước những khó khăn, cám dỗ trong cuộc đời ...

+ Bàn luận mở rộng:

Tình yêu thương chân thành phải được thể hiện qua những hành động, lời nói cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.

Tình yêu thương cần phải được thể hiện đúng cách, đúng hoàn cảnh, đúng đối tượng để mỗi con người không trở nên dựa dẫm, ỷ lại.

- Bài học rút ra cho bản thân.

Phần II: (6 điểm)

1. Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

Hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn: Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

2. Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật được thể hiện qua việc lặp lại các từ : “nghĩ”, “muốn”, “nhớ”.

- Những kỷ niệm trong dòng cảm xúc của nhân vật:

+ Kỷ niệm gắn với những con người ở làng: Những anh em cùng nhau làm việc, cùng đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… phục vụ kháng chiến.

+ Kỷ niệm về những hoạt động, về niềm vui say trong thời kì kháng chiến.

+ Kỷ niệm gắn liền những địa danh cụ thể ở làng kháng chiến: Cái chòi gác đang dựng, những đường hầm bí mật.

3. Xét về mục đích nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa?” thuộc kiểu câu nghi vấn.

Nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn "Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa?" lại là một biểu hiện của tình cảm công dân bởi nó không chỉ gắn với tình cảm về làng, mà đã hoà nhập với tình yêu cách mạng, yêu kháng chiến.

Nhớ về ngôi làng không chỉ nhớ về những hình ảnh quen thuộc, bình yên từ ngàn đời, mà còn nhớ về hình ảnh cái chòi gác biểu tượng cho một làng kháng chiến, biểu tượng cho ý chí, cho quyết tâm đánh giặc của dân làng.

4.

* Yêu cầu về hình thức:

- Viết đúng hình thức đoạn văn quy nạp: Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn.

- Đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép thế.

- Không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. Diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc.

* Yêu cầu về nội dung:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nội dung chính: Khắc họa thành công hình tượng những người nông dân trong kháng chiến.

- Hình tượng người nông dân được thể hiện tập trung qua nhân vật ông Hai với những phẩm chất tiêu biểu:

+ Người nông dân chất phác, nồng hậu, chân chất được thể hiện qua tình yêu làng tha thiết.

+ Đó cũng là những con người ý thức rõ về vai trò, trách nhiệm công dân của mình với đất nước, với kháng chiến. Tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước.

+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật của nhà văn đạt đến độ điển hình: Từ miêu tả ngôn ngữ, hành động đến tâm lí đều rất tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân trong những ngày đầu kháng chiến.

Về đánh giá nhận xét đề thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10, thí sinh Minh Anh (THCS Đoàn Thị Điểm) tại điểm thi Amsterdam cho biết: "Đề thi môn Văn năm nay khá dễ, các bạn học sinh khá có thể làm được hết. Chỉ cần các bạn ôn tập kĩ, bám vào chương trình học thì đạt điểm 7, 8 là khá dễ".

Quy định tính điểm xét tuyển vào lớp 10 Hà Nội

Phương thức xét tuyển lớp 10 Hà Nội năm nay dựa trên “Kết hợp thi tuyển với xét tuyển” để tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập, công lập tự chủ tài chính, ngoài công lập, lớp 10 không chuyên trường THPT Chu Văn An và trường THPT Sơn Tây.

Điểm xét tuyển để tuyển sinh vào lớp 10 THPT được tính dựa trên kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở cấp THCS, kết quả thi hai môn Ngữ văn, Toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ngày 09/6/2017 và điểm cộng thêm.

Công thức tính như sau: 

ĐXT = Điểm THCS + Điểm thi (đã tính hệ số 2) + Điểm cộng thêm 

Trong đó:

- Điểm THCS là tổng số điểm tính theo kết quả học tập và rèn luyện của 4 năm học cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.

Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm học ở cấp THCS của HS được tính như sau:

Hạnh kiểm tốt và học lực giỏi: 5,0 điểm;

Hạnh kiểm khá và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực khá: 4,5 điểm;

Hạnh kiểm khá và học lực khá: 4,0 điểm;

Hạnh kiểm trung bình và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực trung bình: 3,5 điểm;

Hạnh kiểm khá và học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình, học lực khá: 3,0 điểm. Trường hợp còn lại: 2,5 điểm.

- Điểm thi: là tổng điểm hai bài thi Ngữ văn và Toán (đã nhân hệ số 2), chấm theo thang điểm 10, điểm lẻ đến 0,25. Chỉ đưa vào diện xét tuyển những HS không vi phạm Quy chế trong kỳ thi Tuyển sinh và không có bài thi nào bị điểm 0.

- Điểm cộng thêm là tổng của điểm ưu tiên và điểm khuyến khích, tối đa không quá 6 điểm.  

Chế độ ưu tiên, khuyến khích

Cộng 3,0 điểm cho một trong các đối tượng: con liệt sĩ; con thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên; con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”;

Cộng 2,0 điểm cho một trong các đối tượng: con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động duới 81%; con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”; con của người bị nhiễm chất độc màu da cam.

Cộng 1,0 điểm cho một trong các đối tượng: người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; người dân tộc thiểu số; người đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Chế độ khuyến khích: Áp dụng cho các thí sinh đạt giải trong các kỳ, cuộc thi sau:

- Giải các môn văn hóa, khoa học kỹ thuật:

Đạt giải cá nhân trong kỳ thi HS giỏi lớp 9 các môn văn hóa:

+ Giải nhất cấp tỉnh: cộng 2,0 điểm;

+ Giải nhì cấp tỉnh: cộng 1,5 điểm;

+ Giải ba cấp tỉnh: cộng 1,0 điểm;

- Học sinh đạt giải cá nhân hoặc đồng đội do ngành giáo dục và đào tạo tổ chức hoặc phối hợp với các ngành từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THCS trong các cuộc thi: thi viết thư quốc tế; thi giải toán trên máy tính cầm tay; thi thí nghiệm thực hành một trong các bộ môn vật lí, hóa học, sinh học; thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; thi vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tiễn; thi giải Toán bằng tiếng Anh (HOMC); thi giải Toán trên internet, thi Olympic Tiếng Anh; thi Tiếng Anh trên Internet; thi Em yêu lịch sử Việt Nam; thi HS giỏi môn kỹ thuật:

+ Học sinh đạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc huy chương vàng: cộng 2,0 điểm;

+ Đạt giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc huy chương bạc: cộng 1,5 điểm;

+ Đạt giải ba cấp tỉnh hoặc huy chương đồng: cộng 1,0 điểm.

Thông tin tuyển sinh mới nhất của Học viện Cảnh sát nhân dân 2017(VietQ.vn) - Theo thông tin tuyển sinh đại học mới nhất được công bố, Học viện Cảnh sát nhân dân tuyển sinh 570 chỉ tiêu trong đó có từ 10 đến 15% là thí sinh nữ.

Cộng điểm học nghề

Học sinh được cấp chứng nhận nghề phổ thông trong kỳ thi do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức ở cấp THCS: Loại giỏi được cộng 1,5 điểm;  Loại khá: cộng 1,0 điểm;  Loại trung bình: cộng 0,5 điểm.

Những học sinh đạt nhiều giải khác nhau trong các cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lưu ý, điểm cộng thêm cho các đối tượng ưu tiên, khuyến khích tối đa không quá 6,0 điểm.

Ánh Ngân

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang