Đáp án môn Ngữ văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2018 tại Hà Nội

authorHòa Lê 09:30 07/06/2018

(VietQ.vn) - Đáp án môn Ngữ văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2018 tại Hà Nội chính xác nhất. Gợi ý đáp án đề thi môn Ngữ văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2018 nhanh nhất.

Đáp án đề thi môn Ngữ văn kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội chính xác nhất đang được VietQ cập nhật liên tục. Gợi ý đáp án đề thi môn Ngữ văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2018 tại Hà Nội nhanh nhất.

Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tại Hà Nội năm học 2018 - 2019 

Chi tiết về đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội: 

Phần I:

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc trăng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước.
1. Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy?
2. Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng 
Lướt giữa mây cao với biển bằng”.
Biện pháp tu từ nói quá cùng hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu này có tác dụng gì?
3. Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà em đã được học ở chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở cũng có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng.
4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ hình ảnh người lao động ở khổ thơ dưới đây, trong đó có sử dụng phép lặp để liên kết và câu có thành phần phụ chú (gạch chân từ ngữ dùng làm phép lặp và thành phần phụ chú).
“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”.
Trích Ngữ văn 9 tập 1.
Phần II: 
Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Du):
“Phan nói:
- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử có gai rợp mắt, nương tử dù không nghĩ đến nhưng tiên nhân của nương tử còn mong đợi thì sao?”
Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi quả quyết đổi giọng mà rằng: 
- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi để mang tiếng xấu xa. Và chăng ngựa hồ Gươm gió bấc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày”.

(Trích Ngữ văn 9 tập 1)
1. Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? Từ “tiên nhân” được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?
2. Vì sao khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương “ứa nước mắt khóc” và quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày”.
3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của gia đình trong cuộc sống mỗi chúng ta?

Tham khảo đáp án môn Ngữ văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2018 - 2019 tại Hà Nội

Hướng dẫn làm đề thi môn Văn vào lớp 10 Hà Nội năm 2018

Phần I:

1. Tác giả của bài Đoàn thuyền đánh cá là Huy Cận (1919-2005).

Bài thơ được sáng tác năm 1958.

2. Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên:

lái gió, buồm chăng, mây cao, biển bằng.

- Biện pháp: “Lướt giữa mây cao với biển bằng” có tác dụng miêu tả con thuyền bỗng mang sức mạnh và vẻ đẹp của vũ trụ. Con người trong tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển trời quê hương.

3. Trích đoạn bài thơ Nguyên tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngữ văn lớp 7.

-"Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền."

-"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.:

4. "Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"

- Lúc sao mờ là lúc đêm sắp tàn, trời sắp sáng. Các bạn chài nhìn sao rồi hối hả giục nhau: “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng”. Chữ “kịp” nói lên sự hối hả, khẩn trương. Phải kéo lưới để trở về bến đem cá bán phiên chợ mai, cho cá được tươi ngon, được giá.

- Câu thơ thứ hai có hai hình ảnh rất gợi cảm. Hình ảnh thứ nhất: "Ta kéo xoăn tay". Chữ “xoăn tay” gợi tả những cánh tay rắn chắc, dẻo dai của những chàng trai làng chài như xoắn lại, như căng lên lúc kéo lưới. Một vẻ đẹp trẻ tráng trong lao động rất đáng yêu. Hình ảnh thứ hai: “chùm cá nặng” là một hình ảnh so sánh rất sáng tạo. Cá mắc vào lưới rất nhiều, treo lủng lẳng như những chùm trái cây trĩu cành, phải kéo rất “nặng” tay. Câu thơ "Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” nói lên một chuyến ra khơi may mắn, đánh bắt được nhiều cá. Lao động thực sự là nguồn sống đem lại hạnh phúc cuộc đời.

- Câu thơ thứ ba là một bức tranh cá có đường nét, màu sắc tráng lệ. Cá chất đầy khoang thuyền, cá tươi roi rói. “Váy bạc đuôi vàng" của cá “lóe” lên dưới ánh hồng rạng đông. Nghệ thuật phối sắc của Huy Cận thật tài ba thần tình. Ông đã viết nên câu thơ có hình ảnh đẹp đầy ánh sáng.

- Câu thơ cuối: Cánh buồm, con thuyền tràn ngập ánh hồng bình minh. Con thuyền và cánh buồm chớ đầy niềm vui sau một chuyến ra khơi đánh cá gặp nhiều may mắn.

Kết đoạn: Có thể nói khổ thơ này đã thể hiện khá hay một nét đẹp về cuộc sống và sinh hoạt của bà con dân chài trên vùng biển quê hương. Cảnh kéo lưới là một nét vui của bài ca lao dộng, bài ca cuộc đời. Cảm hứng lãng mạn thấm đẫm vần thơ “Đoàn thuyền đánh cá"

Phần II:

1:

- Phan Lang nói chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh:

Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa sau đó gặp nạn rồi được Linh Phi cứu giúp, gặp Vũ Nương dưới thủy cung.

- “tiên nhân” chỉ Trương Sinh – Chồng Vũ Nương.

2. Khi nghe Phan Lang nói Vũ Nương “ứa nước mắt khóc “ và “ quả quyết tìm về có ngày”:

+ Vũ Nương còn nặng tình nặng nghĩa với chồng con

+ Hoàn chỉnh thêm về nét đẹp của người con gái thủy chung, nhân hậu qua nhân vật Vũ Nương

+ Vũ Nương dù chết vẫn muốn rửa oan, bảo toàn danh dự và nhân phẩm

3. Các em có thể tham khảo dàn ý sau:

* Mở bài:

- Gia đình – hai tiếng quen thuộc gần gũi mà thân thương đến nao lòng. Người sung sướng nhất là người có được một gia đình hạnh phúc. Có thể thấy, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Gia đình hạnh phúc chính là mục đích cao đẹp nhất mà con khát khao có được.

* Thân bài :

a. Giải thích:

- Gia đình là gì?

+ Đó là tế bào của xã hội, là tổng hợp các mối quan hệ, ứng xử, giá trị nhân cách, tình cảm, đạo đức, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, dân tộc.

+ Trong gia đình, mọi người có quan hệ về huyết thống và các quan hệ đặc biệt khác, thường có cùng quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ.

b. Bàn luận: Gia đình có ý nghĩa và vai trò vô cùng đặc biệt với cuộc đời mỗi con người.

- Gia đình là mái ấm, là nơi ta được sinh ra, được sống và trưởng thành.

+ Gia đình chính là cội nguồn sinh dưỡng và hạnh phúc đầu tiên của con người. Chính tại mái ấm này, với tình yêu của cha và mẹ, ta đã được góp mặt trong cuộc đời này.

+ Gia đình là không gian sống thân thuộc trong cuộc đời mỗi con người. Chính tại nơi đây, ta đã chập chững những bước đầu tiên, cất tiếng nói đầu tiên trong hạnh phúc vô bờ của cha mẹ, người thân.

+ Là nơi ta được sống trong tình yêu thương, sự chở che, đùm bọc. Ta vô tư nhận tình yêu thương của ông bà, cha mẹ, anh em mà không mảy may suy nghĩ.

+ Và gia đình cũng là nơi ta sẵn lòng cho đi mà không cần nhận lại. Ở đó có biết bao tình cảm trong sáng, đẹp đẽ mà những người thân đã dành cho nhau. Khi đó ta thấy thật sự sung sướng, bình yên và hạnh phúc.

- Gia đình là điểm tựa, là chỗ dựa vững chắc, là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời con người.

+ Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, may mắn mà con đường cuộc đời biết bào gian nan, thử thách. Trên con đường ấy, có lúc ta vấp ngã, thất bại, có lúc ta cũng nản lòng, nhụt chí, những khi đó bên cạnh ta luôn có ông bà, cha mẹ người thân. Tất cả mọi người đều động viên an ủi ta là ta vững tâm, bền chí.

+ Thậm chí nếu ta sa ngã trở thành kẻ xấu, kẻ ác, thành tội nhân bị xã hội, người đời xa lánh khinh bỉ thì gia đình vẫn luôn giang rộng vòng tay đón họ trở về và tin rằng tình cảm gia đình sẽ tạo nên sức mạnh cảm hóa được những đứa con lầm đường lạc lối ấy. Có thể tin rằng, không nơi nào ngoài gia đình luôn bao dung, chở che, đùm bọc, đón nhận ta trong những tình huống nghiệt ngã như vậy của cuộc đời. Ơ – ri – pít, nhà viết kịch Hi lạp thời cổ đại đã từng khẳng định: “ Duy chỉ có gia đình, con người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những tai ương của số phận”.

(Dẫn chứng: Anh Nhĩ trong “Bến quê”, Chí Phèo khao khát hạnh phúc bình dị: chồng kéo lưới, vợ dệt vải, Vũ Nương "chỉ mong có thú vui nghi gia nghi thất”…)

- Gia đình là cái nôi, là cơ sở, nền tảng bồi dưỡng và hình thành nhân cách cao đẹp cho con người.

+ Gia đình chính là ngôi trường đầu tiên, là môi trường gần gũi có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Từ mái ấm gia đình ta dần khôn lớn trưởng thành cả về thể xác và tâm hồn, lối sống về đạo đức làm người.

+ Trong nếp sống của người Á Đông, gia đình có vai trò rất lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn và giáo dục nhân cách con người. Trong mỗi gia đình có gia phong. Gia phong chính là các nguyên tắc ứng xử, là lễ nghi để giúp cho gia đình yên ấm, hòa thuận. Một gia đình có nền nếp gia phong thường tạo nên một không khí đầm ấm, bình yên. Trong môi trường ấy, con cái có điều kiện được chăm sóc, bảo ban, dạy dỗ và phát triển theo đúng hướng tích cực. Ngược lại một gia đình không òa thuận, bố mẹ thường cãi vã thì ảnh hưởng rất xấu đến con cái. Có những đứa trẻ lớn lên trong thù hận, trong mặc cảm, tự ti và lớn lên có thể trở thành kẻ ác, kẻ xấu, kẻ phản bội, đánh mất nhân cách của bản thân, làm xấu hổ cả dòng họ.

- Liên hệ bản thân;

3. Kết bài: Khẳng định vai trò của gia đình với con người

- Gia đình chính là nguồn vui, nguồn yêu thương, là mái ấm chở che cho mỗi cuộc đời, là cái nôi vững chắc để đào tạo con người trưởng thành.

- Mái ấm gia đình vô cùng quý giá và quan trọng đối với mỗi người, nhất là đối với trẻ em; là nơi trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, được yêu thương, dạy dỗ nên người.

- Gia đình tan vỡ, trẻ em sẽ là những nạn nhân thiệt thòi, bất hạnh nhất.

- Người lớn cần có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn mái ấm gia đình, không nên vì bất cứ lí do gì mà làm tổn thương đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng của con trẻ.

- Trẻ em cần phải biết vâng lời, làm vui lòng ông bà, cha mẹ…

Hòa Lê (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang