Đặt tiền mùa lễ hội: Nét đẹp văn hóa bị biến tướng

authorTrần Thanh 09:22 06/02/2017

(VietQ.vn) - Đầu năm, những người dân lại Việt Nam lại nô nức đi lễ chùa để cầu bình an. Do đó, đặt tiền mùa lễ hội dần biến tướng.

Đi lễ đặt tiền là một nét đẹp văn hóa
 
Đặt tiền mùa lễ hội nét đẹp văn hóa đang bị biến tướng

Bỏ tiền vào hòm công đức là nét đẹp trong tín ngưỡng của người Việt 

 
Về những ngày cuối năm, tết đến, xuân về là mùa các đền chùa tấp nập người đổ về hương khói, cầu bình an. Khi đi lên chùa thì người dân thường mang theo bó hoa tươi, nén nhang thơm, đồ tế lễ hoặc vàng mã... và thường không quên việc đặt tiền.
 
Theo TS Trần Văn Phương, Trưởng khoa quản lý Văn hóa (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Việc đặt tiền chốn cửa Phật này là một hoạt động mang đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam, việc làm này thể hiện lòng thành tâm của con người trước chốn cửa Phật”. 
 
Xuất phát từ quan niệm của người Á Đông là “trần sao âm vậy”, do đó khi đi lễ chùa người dân thường đặt tiền với lòng thành tâm, tôn kính dâng lên chốn cửa Phật, để mong nhận lại một sự may mắn, hanh thông, bình an và sự tĩnh tâm cho con người.
 
Những biến tướng
 
Một điều dễ nhận thấy đó là, khi đặt tiền chốn cửa Phật thì đa phần người dân sử dụng tiền lẻ và tiền còn mới để cầu mong sự mới mẻ trong cuộc sống, cầu may mắn. Cũng chính từ việc đặt tiền lẻ và tiền mới này đã làm phát sinh ra dịch vụ đổi tiền lẻ trong các mùa lễ hội. 
 
Những đồng tiền lẻ được đổi với giá quá chênh lệch đã khiến không ít người dân phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để đổi về những đồng tiền lẻ. 
 
Có thể thấy rằng, việc lợi dụng nét đẹp văn hóa khi lễ chùa, lòng thành tâm của người đi lễ, đã có rất nhiều người đã “kiếm lời” với khoản lợi nhuận thu về không hề nhỏ từ việc đổi tiền lẻ này.
 
Đặt tiền mùa lễ hội nét đẹp văn hóa đang bị biến tướng
 
Đặt tiền mùa lễ hội nét đẹp văn hóa đang bị biến tướng

Tiền lẻ ở khắp các ban thờ

 
Dưới một góc độ khác, sự biến tướng của hành động đặt tiền chốn cửa Phật là do nhận thức còn hạn chế của người dân. Những hình ảnh xô đẩy, chen lấn, leo lên thật cao để đặt tiền gần tượng Phật hơn, để chỉ mong muốn rằng đức Phật sẽ nhìn thấy lòng thành của mình và may mắn sẽ đến với họ. Để rồi, những suy nghĩ, nhận thức còn hạn hẹp ấy trong hoạt động đặt tiền đã làm nên một bức tranh văn hóa không mấy sáng sủa mỗi mùa lễ hội về. 
 
TS Trần Văn Phương chia sẻ thêm: “Tôi hoàn toàn ủng hộ và đánh giá rất cao động cơ, mục đích cũng như ý nghĩa nhân văn của hành động ấy.Tôi chỉ không thích cách người Việt thể hiện điều ấy trong sinh hoạt tâm linh. Chỉ khi con người nhận thức được Đức Phật có nghìn mắt, nghìn tay,  nên lòng thành tâm của mỗi người đến đâu Đức Phật đều độ được, thì những hành động phản cảm chốn cửa Phật linh thiêng sẽ phần nào giảm bớt”.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang