Lão hóa sớm vì thói quen bỏ bữa sáng

author 14:41 18/05/2015

(VietQ.vn) - Do công việc bận rộn, nhiều người thường bỏ bữa sáng, xem nhẹ tầm quan trọng của bữa ăn này. Tuy nhiên, bỏ bữa sáng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe như đau dạ dày, béo phì, nhanh lão hóa, giảm sức đề kháng…

Bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, chiếm 30-40% tổng năng lượng của một ngày. Thế nhưng, nhiều người không có thói quen ăn sáng hoặc quá bận rộn để ăn sáng trước khi đi làm. Điều này không chỉ khiến làm việc kém năng suất mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe sau này như đau dạ dày, béo phì, nhanh lão hóa, giảm sức đề kháng…

Đau dạ dày và kết sỏi ở bộ máy tiêu hóa

Bỏ bứa sáng gây ra những tác hại khôn lường đối với cơ thể

Đau dạ dày, béo phì, mất cân bằng dinh dưỡng… là những tác hại không ngờ tới của việc bỏ bữa sáng

Dạ dày vẫn luôn co bóp không, dịch vị tiết ra mà không có gì để tiêu hóa nếu bỏ bữa sáng, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi, theo báo Giáo dục Việt Nam.

Tích tụ mỡ

Bữa sáng có tác dụng khởi động và đánh thức các bộ phận trong cơ thể sau một đêm dài cơ thể bị “nhịn đói”. Vì vậy, nếu bỏ bữa sáng, cơ thể sẽ mặc định rằng vẫn đang trong trạng thái đói và có xu hướng tích tụ mỡ để dự trữ năng lượng. Trong khi hoạt động vào buổi chiều và tối không nhiều, thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến cho nhiệt lượng trong cơ thể ngày một tăng, lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều hơn. Điều này có thể dẫn đến bệnh béo phì.

Nhanh lão hóa

Do không ăn sáng nên cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mất dinh dưỡng, do vậy dễ xuất hiện nếp nhăn nhất là ở vùng mắt và mặt.

Mất cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng thấp

Do nguồn năng lượng ở mức rất thấp nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức. Hơn nữa, nếu buổi sáng không ăn, đến khoảng 9 giờ hoặc 10 giờ trưa sẽ bị đói cồn cào, người nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Dần dần khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.

Mệt mỏi

Theo báo Người lao động, việc bỏ bữa sáng sẽ khiến cho quá trình trao đổi chất chậm lại, gây cảm giác uể oải, mệt mỏi. Khi bạn ăn sáng thường xuyên và đều đặn, cơ thể sẽ được bổ sung các chất cần thiết giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi. Từ đó giúp cơ thể luôn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày nhưng thường bị xem nhẹ

Việc bỏ bữa sáng sẽ tác động tiêu cực tới gần như toàn bộ cơ thể như dạ dày, thần kinh…

Ảnh hưởng tới hormone

Bữa sáng ảnh hưởng rất lớn tới hormone của cơ thể. Khi bỏ bữa sáng, nội tiết tố trong cơ thể sẽ bị tác động, từ đó làm tăng nồng độ cortisol và tạo cảm giác căng thẳng. Hơn nữa, nồng độ insulin cũng bị tăng giảm nhanh chóng dẫn đến các vấn đề về đường huyết và cân nặng.

Phản ứng chậm chạp

Bữa sáng là nguồn năng lượng cho hoạt động não bộ, nếu không ăn sáng, cơ thể không nạp đủ nhiên liệu và năng lượng để thực hiện những hoạt động trong ngày. Khi đó, cơ thể sẽ mệt mỏi, não không thể tập trung, tinh thần không hưng phấn, phản ứng trì trệ.

Chứng táo bón “ghé thăm”

Nếu ăn đầy đủ 3 bữa trong này, cơ thể sẽ tự nhiên xuất hiện hiện tượng phản xạ dạ dày – đại tràng. Nếu việc ăn sáng không thành thói quen, lâu ngày có thể khiến phản xạ này mất kiểm soát, dẫn tới chứng táo bón.

Các bệnh mãn tính có thể xuất hiện

Bắt đầu công việc trong tình trạng đói mềm, để có sức lực, cơ thể phải huy động các tuyến như tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên… hoạt động để tạo ra năng lượng. Khi các tuyến này hoạt động thái quá nó có thể tạo ra nhiều axit, dẫn tới các bệnh mãn tính.

Tô Loan (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang