Dầu gội chứa chất độc hại được lưu hành đến cuối năm 2016

authorUyên Chi 19:48 24/05/2016

(VietQ.vn) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) khẳng định, chất Methylisothiazolinone (MIT) vẫn được sử dụng trong dầu gội không phải là thành phần bị cấm sử dụng.

Dầu gội chứa chất độc hại được lưu hành đến cuối năm 2016

Chất Methylisothiazolinone (MIT) vẫn được sử dụng trong dầu gội không phải là thành phần bị cấm sử dụng

Ngày 23/5, theo thông tin mới nhất từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), thành phần Methylisothiazolinone (MIT) với nồng độ không quá 0,01% vẫn được sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm như thông thường, không phải là thành phần bị cấm sử dụng.

Thông tin trên được đưa ra khi gần đây trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng đăng tải thông tin cho rằng có nhiều loại dầu gội chứa chất cấm vẫn được bày bán công khai trên thị trường.

Đại diện Cục Quản lý Dược đã cho biết, bắt đầu từ năm 2008, Việt Nam cùng các nước thành viên ASEAN triển khai thực hiện Hiệp định hòa hợp mỹ phẩm ASEAN, theo đó, thống nhất cách thức quản lý mỹ phẩm, chuyển từ hình thức “đăng ký lưu hành” sang hình thức “công bố sản phẩm,” thống nhất yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm (giới hạn kim loại nặng, giới hạn vi sinh vật), thống nhất về quy định danh mục các chất dùng trong mỹ phẩm.

Châu Âu thu hồi khẩn dầu gội Trung Quốc chứa hóa chất gây ung thư(VietQ.vn) - Dầu gội Capil'liss system của Trung Quốc có liều lượng formaldehyde quá lớn, nếu phơi nhiễm lâu dài có thể khiến người dùng bị ung thư.

Theo đó, ngày 13/4/2015, Cục Quản lý Dược đã ban hành Công văn số 6577/QLD-MP ngày 13/4/2015 về việc cập nhật các chất dùng trong mỹ phẩm. Trong đó có cập nhật quy định mới về sử dụng Methylchlorothiazolinone và Methylisothiazolinone (MCT + MIT) (tham chiếu 39, 57 Annex V) và lộ trình áp dụng rất chi tiết.

Cụ thể, chất Methylisothiazolinone (MIT) được dùng với nồng độ tối đa 0,01% trong các sản phẩm mỹ phẩm.

Hỗn hợp Methylchlorothiazolinone và Methylisothiazolinone (MCT + MIT) theo tỷ lệ 3:1 được dùng trong các sản phẩm rửa sạch (rinse-off product) với nồng độ tối đa 0,0015%.

Hỗn hợp Methylchlorothiazolinone và Methylisothiazolinone (MCT + MIT) theo tỷ lệ 3:1 không được dùng thêm thành phần Methylisothiazolinone (MIT) trong cùng một sản phẩm.

Do vậy, thành phần Methylisothiazolinone (MIT) với nồng độ không quá 0,01% vẫn được sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm như thông thường, chứ không phải là thành phần bị cấm sử dụng.

Tương tự như hỗn hợp Methylchlorothiazolinone và Methylisothiazolinone (MCT + MIT) theo tỷ lệ 3:1 với nồng độ không quá 0,0015% vẫn được sử dụng các ở sản phẩm rửa sạch (rinse-off product, như: dầu gội, dầu xả, sữa tắm, xà phòng, nước rửa tay...), có quy định giới hạn về nồng độ hàm lượng, chứ không phải bị cấm sử dụng.

Dầu gội chứa chất độc hại được lưu hành đến cuối năm 2016

Công văn gia hạn của Cục Quản lý Dược 

Theo vị đại diện Cục Quản lý Dược, thời hạn áp dụng đối với các sản phẩm công bố mới đến hết ngày 01/7/2015 (không cấp số tiếp nhận Phiếu công bố mới cho các sản phẩm không đáp ứng quy định mới từ sau ngày 01/7/2015). Các sản phẩm đang lưu thông trên thị trường đáp ứng quy định cũ mà chưa đáp ứng quy định mới được lưu hành đến hết ngày 30/4.

Trên quy định khung của ASEAN và cũng xuất phát trên cơ sở đánh giá nguy cơ (đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào chỉ ra việc sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm có các hoạt chất với tỷ lệ quy định cũ là không an toàn), nên các nước có quy định kéo dài thêm lộ trình áp dụng với các quy định cũ. Cụ thể: Thái Lan, Myanma, Campuchia và Lào kéo dài đến hết tháng 11, Indonesia là hết tháng 12 năm nay.

Trên cơ sở đó, ngày 29/4, Cục Quản lý Dược đã ban hành Công văn số 6959/QLD-MP về việc quy định các chất dùng trong mỹ phẩm. Theo đó, có quy định thời hạn áp dụng đối với sản phẩm mỹ phẩm trong thành phần công thức có chứa Methylisothiazolinone (MIT); hỗn hợp Methylchlorothiazolinone và Methylisothiazolinone (MCT + MIT) hiện đang lưu thông trên thị trường đáp ứng quy định cũ mà chưa đáp ứng quy định mới, được phép tiếp tục lưu hành trên thị trường đến hết 30/11 năm nay.

>> Cảnh giác những hệ lụy nguy hiểm từ việc sử dụng mỹ phẩm giả

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang