Đâu là điểm yếu lớn nhất của ngành dệt may hiện nay?

author 06:53 05/08/2019

(VietQ.vn) - Khi Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực, dệt may sẽ là ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất. Tuy nhiên, khâu yếu nhất hiện nay của ngành là khâu dệt và điểm nghẽn là nhuộm cần được cải thiện…

Khi Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực, dệt may sẽ là ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp dệt may nào cũng hiểu rõ những cơ hội mà EVFTA mang lại, cũng như doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những gì để có thể chiếm được lợi thế đó.

 Ông Lương Hoàn Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).

Theo ông Lương Hoàn Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), Hiệp định này là cơ hội thuận lợi cho ngành dệt may. Thuế quan đối với gần như tất cả mặt hàng dệt may được giảm về 0. Trong đó 77% dòng thuế được giảm về 0 ngang. Thị trường EU là thị trường lớn, về dệt may EU đứng đầu thế giới, đối với xuất khẩu nước ta EU đứng thứ hai.

Việc của chúng ta bắt buộc là phải cải cách, tham gia Hiệp định EVFTA thể hiện thách thức rất lớn đối với những ngành truyền thống như dệt may. Trước đây chúng ta dựa vào dệt may rất nhiều để phát triển việc làm và phát triển theo bề rộng. Với những lợi thế về chi phí lao động và các lợi thế khác, chúng ta đã phát triển rất nhanh, rất mạnh. Nhưng cạnh tranh trong ngành dệt may rất lớn trên quy mô toàn cầu, nhà đầu tư có thể đi từ nước này sang nước khác rất nhanh. Chúng ta đang đến một giai đoạn phát triển mà chi phí lao động tăng lên nhanh chóng cùng với những chi phí khác. Đây là điểm tốt, cùng với quá trình hội nhập, lợi ích được lan tỏa đến người lao động.

Để ngành dệt may phát triển được, theo ông Thái chúng ta phải đổi cách kinh doanh từ trước đến nay. Chính vì vậy, việc tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nằm trong tính toán tổng thể. Để vượt qua được thách thức, thứ nhất chúng ta phải có thị trường lớn để lập được chuỗi cung ứng mang tính ổn định, lâu dài. Thứ hai, những thứ giúp ngành dệt may cạnh tranh ở cấp độ cao hơn, phải làm được tốt hơn. Đây chính là mục tiêu mà chúng ta đưa ra khi tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định thương mại tự do với EU. Tạo ra thị trường bền vững như vậy, chúng ta có thêm điều kiện để đầu tư, tham gia chuỗi cung ứng ở mức độ sâu hơn. Đặc biệt nếu tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, giá trị tạo ra cho Việt Nam sẽ cao hơn.

Tuy nhiên sẽ đi kèm với những thách thức. Khâu yếu nhất hiện nay của ngành là khâu dệt và điểm nghẽn là nhuộm. Nếu muốn tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chúng  phải nắm được mấu chốt cơ bản của chuỗi cung ứng đó. Nếu không có sự chuẩn bị tổng thể, sự tham gia của các bộ ngành địa phương, vượt qua thách thức này đối với ngành dệt may, việc tận dụng cơ hội này rất khó. Chính vì vậy, mục tiêu tham gia Hiệp định thương mại tự do là vượt qua thách thức nhiều ngành đang đối đầu, trong đó ngành dệt may thời gian tới sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn.

Ưu đãi thuế hàng dệt may từ EVFTA: Đừng vội mừng!(VietQ.vn) - Không thể vội mừng với những ưu đãi thuế từ EVFTA, bởi trước mắt ưu đãi từ hiệp định chưa có hiệu lực. Trong khi đó, các quốc gia láng giếng, các thị trường cạnh tranh của dệt may Việt Nam đã được hưởng ưu đãi thuế từ lâu…

Thanh Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang