Đâu là 'đòn bẩy' để doanh nghiệp công nghệ phát triển?

author 09:13 08/05/2019

(VietQ.vn) - Ở các công ty công nghệ, đội ngũ nhân viên giỏi nắm vai trò nòng cốt. Do vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố chính quyết định sự thành bại của công ty.

Sự kiện: Hoạt động Khoa học & Công nghệ

Doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam phân bố chưa đều

Bà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết tính đến hết năm 2018, cả nước có 50.000 doanh nghiệp công nghệ. Trong đó, có khoảng 30.000 doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp ICT.

Các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tập trung chủ yếu ở mảng phần cứng, phần mềm và công nghiệp nội dung số. Trong năm 2018, tổng doanh thu ngành công nghiệp ICT Việt Nam đạt 98,9 tỷ USD, tăng trưởng 8%, cao hơn tốc độ tăng GDP của cả nước. Công nghiệp ICT đóng góp hơn 50.000 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước và tạo hơn một triệu việc làm cho nền kinh tế.

Đại diện Vụ Công nghệ Thông tin cho rằng các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hoàn toàn có đủ tiềm lực, tiềm năng để phát triển. Mục tiêu của Bộ TT&TT là sẽ nâng con số các doanh nghiệp công nghệ Việt lên 100.000 vào năm 2020.

Bà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ Thông tin phát biểu

Cũng chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Tân, Phó Tổng giám đốc Công ty CP VCCorp (VCCorp) cũng bày tỏ sự quan về sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Ông Tân lấy ví dụ về VinFast với thành công trong việc xây dựng một nhà máy ô tô trong thời gian rất ngắn nhờ triển khai mô hình 4.0, với đặc trưng là việc tự động hoá. Hay như Viettel, nếu cách đây vài năm vẫn phải đi mua thiết bị của nước ngoài thì bây giờ đang dần làm chủ việc sản xuất hạ tầng viễn thông. 

"Hiện Việt Nam đã có khá nhiều các công ty công nghệ, mỗi công ty lại có một thế mạnh khác nhau. Việt Nam cũng không thua kém quá nhiều so với thế giới khi chỉ đứng sau các nước top đầu về công nghệ. Để phát triển các doanh nghiệp công nghệ, về mặt tài chính giờ đây cũng không còn quá khó khăn, miễn là ta có sản phẩm đủ hay để thuyết phục được các nhà đầu tư quốc tế", ông Tân nhấn mạnh.

Đâu là "đòn bẩy" cho doanh nghiệp công nghệ phát triển?

Ông Trần Việt Hùng, nhà sáng lập Got IT - một công ty Việt đang có nhiều thành công tại thung lũng Silicon nhận định, với các công ty công nghệ, đội ngũ nhân viên giỏi nắm vai trò nòng cốt. Do vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố chính để xây dựng thành hay bại của công ty. Ở Việt Nam, đội ngũ kỹ sư vẫn còn có khoảng cách nhất định so với thế giới. Kỹ sư Việt có thể làm rất tốt khi gia công phần mềm nhưng để tự làm ra sản phẩm của mình thì cần phải nỗ lực hơn.

Điểm yếu của người Việt trong lĩnh vực công nghệ là kỹ năng mềm, đặc biệt là khả năng nói tiếng Anh. Điều mà Chính phủ có thể làm là hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.

Với các bạn trẻ đang ấp ủ ước mơ khởi nghiệp, nhà sáng lập của Got IT cho rằng, sức mạnh của công nghệ là xuyên biên giới. Do vậy việc làm start-up có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu, không nhất thiết là phải ở Hoa Kỳ hay ở Việt Nam.

Khởi nghiệp ĐMST ngành du lịch có cơ hội nhận 10.000 USD/dự án(VietQ.vn) - Chương trình khởi nghiệp ĐMST du lịch Việt Nam (VTS) là nơi giúp startup giới thiệu sản phẩm, gọi vốn đầu tư và gia tăng năng lực cạnh tranh sau khi được ươm tạo.

“Ngay khi bắt đầu công ty, đừng nghĩ mình có thể thành công ở Việt Nam hay không. Phải nghĩ khi ra nước ngoài mình sẽ tìm kiếm cộng sự ra sao? Chiến lựợc xâm nhập vào các thị trường mới thế nào? Điều này giúp sản phẩm của bạn có được một thị trường lớn ngay từ đầu, thay vì việc phải bó buộc vào thị trường trong nước”, ông Hùng nói.

 Bảo Thanh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang