Đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất - nâng cao chất lượng sản phẩm

author 12:09 24/11/2019

(VietQ.vn) - Để đáp ứng những yêu cầu khắt khe về chất lượng đến giá thành sản phẩm, Công ty Công nghiệp chính xác Việt Nam chú trọng đầu tư vào dây chuyền công nghệ sản xuất.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Công ty Công nghiệp chính xác Việt Nam (VPIC thuộc tập đoàn VPIC Group – Tập đoàn Đài Loan) được thành lập ở Việt Nam với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất gia công linh kiện xe ô tô, mô tô, xe địa hình… cho các tập đoàn, công ty đẳng cấp trên thế giới tại khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản như BRP, Harley Davidson, Ducati, Honda, Yamaha. VPIC Group rất quan tâm đến vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất.

Công ty đã đầu tư các dòng máy móc hiện đại như: máy ép nóng, máy cắt, máy tiện, phay, cán… Đặc biệt, dây chuyền rèn thép nóng với khối lượng từ 600 tới hơn 1.000 tấn, trên dây chuyền dập nhôm 600 tấn. Công ty còn sử dụng hệ thống các robot được lập trình sẵn có thể hàn tất cả các loại khung, sườn xe có độ phức tạp cao. Kèm theo đó, để phục vụ công việc in cũng có dụng cụ chuyên biệt hiện đại in trên mặt cong của sản phẩm,…

Công nghệ và máy móc hiện đại đã giúp giảm thiểu đáng kể sức người trong hoạt động sản xuất, tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong Công ty vào các công việc cần thiết khác, khai thác tối đa công dụng mà máy móc mang lại trong sản xuất. Kết quả thu được sau khi áp dụng công nghệ vào sản xuất: Tại dây chuyền hàn, một công nhân quản lý 2 robot. Ở xưởng khuôn mẫu, một người có thể vận hành 10 máy. Bên dây chuyền CNC, một công nhân chạy cùng lúc 4 máy, riêng những sản phẩm phức tạp hơn thì một công nhân chỉ chạy 2 máy…

Bên cạnh đó, trên dây chuyền hiện đại, máy móc tiên tiến bậc nhất hiện nay, sản phẩm luôn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất như ISO 9001, ISO 14001, Six Sigma, TS 16949. Các linh kiện được sản xuất trong quy trình khép kín: từ khung sườn đến sơn, lắp ghép cho đến kiểm tra chất lượng, nhập kho và xuất hàng đưa ra thị trường.

Ông Nguyễn Vương Long, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VPIC cho biết, khoảng 50% lao động (2.200 người) của tập đoàn có trình độ kỹ thuật từ trung cấp trở lên và khoảng 60% trong số đó xuất phát điểm chưa có tay nghề. Vì vậy, VPIC có chính sách lấy công nhân đào tạo công nhân, theo đó mọi người có thể chia sẻ và học hỏi lẫn nhau trong quá trình làm việc để người lao động tự hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng cần thiết.

Hòa cùng dòng chảy của cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp ngày càng tích cực đổi mới công nghệ sản xuất bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, với mục tiêu tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của doanh nghiệp.

Hà My

Bí mật bên trong cơ sở chuyên 'hô biến' nhãn mác từ Trung Quốc thành hàng hiệu(VietQ.vn) - Mới đây, Lực lượng chức năng Thành phố Hà Nội phát hiện số lượng lớn sản phẩm quần áo, giày dép, túi xách có chữ Trung Quốc “lẫn” các hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng như Dior, Chanel, Louis vuiton, Gucci... và nhiều nhãn mác, bao bì của những thương hiệu nổi tiếng này.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang