Đầu tư giáo dục trực tuyến mùa dịch: Chất lượng quyết định thị trường

author 11:57 07/04/2020

(VietQ.vn) - Thị trường giáo dục trực tuyến (GDTT) hiện có khoảng 150 đơn vị tham gia, được dự báo tăng 44,3% một năm và sẽ đạt giá trị 3 tỉ USD hết năm 2020. Tuy nhiên dịch Covid-19 buộc thế giới phải "giãn cách xã hội" trong thời gian dài, nhu cầu học online tăng vọt, tạo cú hích mạnh và là thời điểm "chất lượng quyết định thị trường".

Phép thử chất lượng

GDTT đã manh nha ở Việt Nam từ 2008 với Violet, Hocmai, Topica,… sau đó là sự vào cuộc của các tập đoàn lớn như Egroup, Viettel, FPT. Và giờ chính là lúc phép thử bắt đầu.

Số liệu của ViettelStudy cho thấy chỉ trong 50 ngày đã có hơn 2,5 triệu tài khoản đăng ký. Một đơn vị chuyên bán các khóa học bổ trợ kiến thức online khác cũng cho biết lượng đăng ký tăng lên gấp đôi, thời lượng online tăng vọt.

Bà Nguyễn Thúy Hồng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo nhận định, ngoài một số đơn vị có chuẩn bị, về cơ bản nền giáo dục chưa chuẩn bị chu đáo cả về nền tảng và tâm thế để chuyển đổi sang học online. Nhiều sản phẩm bắt đầu lộ rõ nhược điểm. Dễ thấy như bài giảng bị quá tải thông tin, cùng một lúc học sinh phải tiếp nhận quá nhiều thứ rời rạc: âm thanh, hình ảnh, phụ đề. Thời lượng quá dài, dung lượng kiến thức quá nặng, lạm dụng công nghệ, hạ thấp hoặc loại bỏ vai trò giáo viên để giảm giá thành, không có nghiệp vụ sư phạm… khiến cho một loạt sản phẩm thất bại. Người học gần như không thu được gì. Mua gói 1 năm nhưng chỉ học 2-3 buổi là bỏ, rẻ mà hóa đắt.

Theo bà Hồ Hồng Bảo Trâm, Tổng giám đốc Dream Viet Education, mùa dịch giúp đơn vị này dễ dàng tiếp cận, thuyết phục học sinh trải nghiệm và sử dụng dịch vụ, chuyển từ offline sang online vốn rất khó và tốn nhiều công sức, chi phí trước đó. Đây cũng là một phép thử về hiệu quả thực sự của mô hình học trực tuyến và thay đổi nhận định của phụ huynh về GDTT.

Đồng quan điểm trên, đại diện Egroup, tập đoàn được xem là tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào giáo dục đào tạo nhận định: Đây là cơ hội và cũng là thách thức, khi toàn xã hội từ Chính phủ đến người dân đều coi GDTT là giải pháp cấp thiết, đóng vai trò quyết định trong việc giữ nhịp đào tạo của đất nước. Cơ hội chính là dành cho những đơn vị đã chuẩn bị nền tảng đầy đủ để chuyển đổi kịp thời, nhưng cũng là thách thức với những đơn vị không có giải pháp tổng thể. Khi đó, chất lượng sẽ đóng vai trò quyết định chứ không hẳn là số lượng. Thời điểm dịch Covid-19 cũng chính là phép thử để các đơn vị giáo dục tự "sản sinh" ra kháng sinh giúp doanh nghiệp của mình đứng vững, phát triển mạnh mẽ hơn

Công nghệ cao: cần nhưng chỉ là bước đầu

Ứng dụng công nghệ, trước mắt đã giải quyết bài toán nhân lực. Với mô hình truyền thống, đào tạo 2,5 triệu học sinh cần khoảng 100.000 giáo viên trong khi giáo dục trực tuyến cần con số ít hơn nhiều. Tuy nhiên, việc đầu tư vào GDTT hiện cũng không đơn giản chỉ là công nghệ mà là giải pháp giáo dục tổng thể.

Đồng tình với quan điểm trên, ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh, nguyên chuyên viên tiếng Anh của Sở Giáo dục Tp HCM – Cố vấn HĐ chuyên môn Apax Leaders, bổ sung, công nghệ là yếu tố quan trọng trong GDTT, nhưng quan trọng nhất vẫn là người thầy. Có 2 lỗi cần chú ý khi làm GDTT: Không biết ứng dụng công nghệ, GDTT chỉ là sự thay thế của hình thức truyền thống này bằng hình thức truyền thống khác và quá lạm dụng công nghệ. GDTT không phải là cái gì cũng đưa hết lên bằng công nghệ và gọi đó là online. Điều quan trọng, kiến thức phải được truyền sang người học với sự thích thú, thành kiến thức riêng của họ.

Bà Thúy Hồng nhận định những sản phẩm có ưu thế đang thuộc về một số tập đoàn lớn. Đây đều là đơn vị sử dụng thành tựu giáo dục của các nước phát triển. Họ vừa có công nghệ, vừa có nhân lực giỏi, nghiệp vụ và kinh nghiệm. Do đó, đây thường là những chương trình GDTT đầy đủ theo mô hình học kết hợp blended – learning (tích hợp học trực tuyến với chương trình tại trường), có hệ thống quản lý học tập (LMS) kèm theo.

Dẫn ví dụ từ đơn vị tiếng Anh ứng dụng công nghệ nổi tiếng Apax Leaders, bà Hồng lý giải 3 điểm quan trọng nhất của GDTT là chất lượng giáo viên, chất lượng bài học và quản lý việc học thì đơn vị này đáp ứng đủ.

Về giáo viên, đơn vị này đang đứng đầu cả về chất lượng và số lượng với hơn 750 giáo viên bản ngữ. Về sản phẩm, chương trình tiếng Anh English by April do tập đoàn Chung Dahm Learning phát triển đã thừa hưởng nội dung chương trình tiếng Anh ESL, phương pháp dạy của Mỹ ứng dụng công nghệ hàng đầu của Hàn Quốc, đạt tới thang điểm 5/5 của tiêu chuẩn GDTT thế giới. Mặt khác, đơn vị này có hệ thống quản lý chất lượng của người dạy và người học hiện đại. Học trực tuyến linh hoạt nhưng cũng khó duy trì, dẫn đến việc học không hiệu quả. Apax Leaders theo dõi quá trình học đầy đủ, từ điểm danh, học sinh ra vào, sự chuyên cần, sự hào hứng, tiến bộ, đánh giá kết quả học tập bằng điểm, ghi thưởng. Ngoài ra còn có hệ thống camera giám sát (CCTV) và quản lý học sinh, giao tiếp với phụ huynh.

Mô hình chuẩn: "Chất lượng Mỹ, giá Việt Nam"

Một chuyên gia chia sẻ, công nghệ đã san phẳng thế giới, giúp những nước nghèo nhất cũng được hưởng thành tựu giáo dục toàn cầu. Nhiều mô hình GDTT đã ra đời nhưng mô hình chuẩn nhất chính là ‘chất lượng Mỹ, giá Việt Nam’.

Trường hợp của Egroup, hầu hết sản phẩm của tập đoàn này đều đến từ những cái nôi về đào tạo, trong đó đứng đầu thế giới về GDTT như Mỹ, Hàn Quốc. Thành công của hệ thống gần 130 trung tâm Apax Leaders chỉ sau 5 năm là một ví dụ. Trong lúc nhiều nơi hài lòng với bảng và bút với cách học ghi nhớ cũ kỹ thì Apax Leaders đã tiên phong đưa ra mô hình học tiếng Anh ESL áp dụng công nghệ 4.0 English by April. Toàn bộ bài giảng với hơn 100 chủ đề chủ điểm tương tự nội dung học sinh phổ thông Hoa Kỳ đang học, các sách tham khảo… được số hóa tích hợp tại máy tính trung tâm.

Trong khi một bài học của nhiều đơn vị tiếng Anh khác bó buộc trong 120 phút vừa học vừa làm bài tập, thì Apax có tới 150 phút, bao gồm 90 phút học với giáo viên bản ngữ với màn hình cảm ứng, 30 phút học trước và 30 phút sau bài học với E-learning trên máy tính ở nhà. Chưa kể các bài tập nâng cao như chunkbook, làm dự án sáng tạo với trường quay ảo ChromaKey. Điều này giúp học viên tiếp xúc với tiếng Anh hàng ngày dù chỉ đến lớp 2 buổi/tuần.

Khi dịch Covid-19 ập tới, đa số đơn vị khác loay hoay tìm cách xoay xở, việc học bị tạm dừng thì chỉ 1 tuần Apax đã chuyển toàn hệ thống hơn 60.000 học sinh sang hình thức online với chất lượng không đổi so với lớp offline. Apax Leaders gần như là tổ chức đào tạo tiếng Anh duy nhất Việt Nam đang duy trì lịch học chính khóa đều đặn hàng tối trong mùa dịch.

Hai mô hình khác đã chứng tỏ thêm tầm nhìn xa của Egroup. Đó là Apax Franlin và NexEdu. Trong khi NexEdu chứng tỏ tính hợp thời khi giúp những người đang đi làm nâng cao trình độ trong hoàn cảnh eo hẹp thời gian với E-learning và chương trình của Skillsoft Hoa Kỳ thì Apax Franklin mang mô hình đào tạo trực tuyến của Mỹ và Canada về nước, cho phép trẻ Việt có thể chuẩn bị sớm cho du học, hoặc du học tại chỗ một phần trước khi học tại nước sở tại. Điều này giúp cho chất lượng đào tạo du học của học sinh khi sang xứ người có chất lượng tăng hơn 40% so với cách truyền thống. Các em được tiếp cận nền giáo dục tiên tiến, môi trường, văn hóa Mỹ, Úc, Canada ngày từ khi còn nhỏ mà vẫn được ở bên gia đình. Mặt khác có thể học trong mọi hoàn cảnh. Dịch Covid19 khiến nhiều đơn vị du học phải đóng cửa nhưng học sinh của Apax Franklin vẫn học đều và sẽ vượt trội sau mùa dịch so với những người bị bỏ lại.

Trong tháng 3, các đơn vị thuộc Egroup như Apax Leaders, NexEdu, Apax Franlin đều đồng loạt ghi nhận lượng bán tăng lên đột biến: NexEdu, chuyên cung ứng dịch vụ đào tạo doanh nghiệp, vừa ký liên tiếp 2 hợp đồng đào tạo trực tuyến với hai ngân hàng lớn Việt Nam. Trong lĩnh vực tiếng Anh trẻ em, Apax Leaders cho biết từ giữa tháng 3, lượng đăng ký đã tăng lên nhanh chóng trên cả khóa học offline và online. Riêng khóa học online Apax ESL-Live đã ghi nhận lượng đăng ký học tăng đột biến sau một tháng đưa vào hoạt động. Đơn vị này phải tăng ca trực để trả lời khách hàng. Còn Apax Franklin tiếp nhận đăng ký du học trực tuyến tại chỗ tăng gấp 2 so với tháng trước do nỗi lo bị bỏ lại khi mùa du học tới.

Cả hai chuyên gia đến từ hai đối tác của Apax Franklin đều tin tưởng GDTT là giải pháp cho Việt Nam không chỉ trong mùa dịch này, mà là tương lai sau đó. Ông Mike Pelletier - chuyên gia Edtech-Elearning từ Blyth Academy Canada cho biết, Egroup đã cùng chúng tôi mang chất lượng giáo dục cao nhất của Mỹ về cho người học Việt với giá cả Việt Nam, góp phần mang những xu hướng GDTT 4.0 mới nhất thế giới, chuyển từ đào tạo đại trà sang cá nhân hóa. Còn ngài David Hooser - Hiệu trường Trường Franklin Virtual (Mỹ), khẳng định GDTT giúp học sinh Việt được rèn kỹ năng mở rộng tiếp cận thông tin, giúp lấp đầy những khoảng trống trong giáo dục truyền thống và tự vận dụng các công nghệ tiên tiến để khai thác tối đa thông tin, xử lý giải quyết vấn đề theo hướng suy nghĩ của trẻ, tăng kỹ năng xử lý vấn đề, hòa nhập tốt với môi trường giáo dục cao trên thế giới.

Ông Mai Duy Quang, Giám đốc dự án chuyển đổi công nghệ Omni School (Egroup) cho rằng từ giáo dục 1.0 qua nền giáo dục 4.0 là sự thay đổi từ lượng sang chất. Phiên bản 2.0, 3.0 còn nhiều khiếm khuyết nhưng với 4.0 thì khác, hoàn toàn thay thế lớp học thật, thậm chí vượt trội. Egroup đã có sẵn nền tảng nội dung, phương pháp và giáo viên. Omni School đã phát triển nền tảng công nghệ tùy biến với Big Data, IOT, AI để phát huy tốt nhất các yếu tố còn lại cho nền tảng giáo dục của Egroup.

 Theo Nhịp sống Kinh tế

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang