Đẩy cả nhà gần tới 'thần chết' nếu cứ dùng đũa gỗ kiểu này

author 11:48 03/11/2017

(VietQ.vn) - Theo chuyên gia, trong quá trình sử dụng nếu thấy đũa gỗ có dấu hiệu này thì cần ném bỏ ngay nếu cố tình dùng cả nhà có nguy cơ ung thư.

Đũa gỗ là loại đũa thông dụng nhất thường được bày bán trên thị trường hiện nay. Chính vì thế, hầu hết các gia đình Việt Nam cũng đang sử dụng loại đũa này để ăn cơm.

Sau một thời gian sử dụng, những đôi đũa gỗ có thể bị mốc. Theo lý thuyết, những đồ vật bị hư hỏng như vậy lẽ ra không nên tiếp tục sử dụng.

Nhưng trên thực tế, nhiều người lại chủ quan và không hề bận tâm, chỉ vệ sinh đũa mốc lấy lệ rồi lại dùng chúng để ăn uống. Việc này sẽ gây ra nhiều mối nguy hiểm khó lường cho sức khỏe của bạn và người thân trong gia đình.

Theo các chuyên gia y tế, việc dùng lại đũa mốc để ăn uống là hết sức nguy hiểm. Bởi lẽ, nấm mốc bám trên vật dụng này có thể gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa. Khi ăn phải đồ ăn có dính nấm mốc này, bạn có thể bị đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc phải nhập viện.

Đũa gỗ ẩm mốc có thể gây nhiễm khuẩn. Ảnh minh họa

Đũa gỗ ẩm mốc có thể gây nhiễm khuẩn. Ảnh minh họa

Đặc biệt, trong môi trường ẩm ướt có rất nhiều vi khuẩn như cầu tụ vàng và E.coli phát triển. Chúng có thể bám vào thân đũa và lẩn quất trong những hạt mốc.

Hai loại vi sinh vật này đều có khả năng gây ra nhiều bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt các bệnh cấp tính, nghiêm trọng và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Những biểu hiện ban đầu của chứng nhiễm khuẩn tụ cầu vàng hoặc E.coli do ăn đũa mốc có thể là các thương tổn ngoài da như chốc lở, viêm nang lông, xuất hiện mụn nhọt, lở loét da...

Tuy nhiên, tác hại nghiêm trọng nhất phải kể đến của dùng đũa mốc chính là khả năng gây ra ung thư cho người sử dụng, phổ biến nhất là ung thư gan.

Lý giải điều này, các nhà khoa học cho biết, đũa mốc có thể có chứa nấm mốc độc bất thường có chứa Aspergillus Flavus hoặc Aflatoxin B1. Đây là các chất chứa độc tố gây ung thư gan. Không chỉ có thể gây ngộ độc cấp tính như nôn ói, đau bụng, co giật hay hôn mê như các loại nấm mộc thông thường, nấm độc còn "ký gửi" được chất độc vào và để chúng tích lũy ngày một nhiều trong cơ thể người. Lâu dần, hiện tượng nhiễm độc mãn tính này sẽ bùng phát và trở thành các căn bệnh nghiêm trọng khó điều trị dứt điểm hoàn toàn.

Ngoài khả năng gây ung thư, chất độc này cũng đồng thời phá hủy các cơ quan nội tạng khác, gây ra cái chết do phù não và tim, gan, thận tích mỡ, tích độc...

Liên quan tới vấn đề này, bác sĩ Huỳnh Liên Đoàn, Hội Y học TP.HCM, cho biết sau 3-6 tháng sử dụng, đũa sẽ đổi màu đậm hoặc nhạt hơn. Nếu quá thời gian trên, đũa sẽ trở thành nơi sản sinh ra các loại vi khuẩn nấm mốc gây bệnh.

Đũa gỗ ẩm mốc còn gây ung thư. Ảnh minh họa

Đũa gỗ ẩm mốc còn gây ung thư. Ảnh minh họa 

Nhiều người dân không có thói quen phơi khô đũa. Sau khi rửa, họ cất khi đũa vẫn còn ướt. Trong môi trường ẩm, những loại đũa làm từ gỗ trở thành nơi sinh trưởng cho nấm aspergillus flavus - một trong những loại nấm có chứa độc tố gây ung thư.

Nghiêm trọng hơn, theo Tổ chức Y tế thế giới, đũa mốc còn sinh ra aflatoxin loại chất độc gây ung thư với độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và mang tính phá hoại cực mạnh đối với tế bào gan.

Chỉ cần hấp thu quá 1 mg aflatoxin người ăn cũng có nguy cơ mắc ung thư gan ở mức độ nặng. Bác sĩ Đoàn ví dụ một người có cân nặng khoảng 70 kg, nếu hấp thu quá 20 mg aflatoxin có thể dẫn đến tử vong. Đối với các loại đũa gỗ, bác sĩ khuyến cáo người dân nên thay mới sau 4 tháng sử dụng để tránh nấm mốc.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang