Đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 chính thức

author 07:50 03/07/2016

(VietQ.vn) - Đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 - Cập nhật đề thi chính thức môn Địa lí kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 từ Bộ GĐ-ĐT nhanh nhất.

Sự kiện: Kỳ thi THPT Quốc gia 2017

Theo như lịch thi được công bố chính thức, ngày thi thứ ba của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 (ngày 3/7), các thí sinh dự thi hai môn: Hóa học và Địa lý. Đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 liên tục được cập nhật tại VietQ.vn.

>>> Đề thi môn Lịch sử tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016

>>> Đáp án đề thi môn Lịch sử tốt nghiệp THPT quôc gia năm 2016

Dưới đây là đề thi môn Địa THPT Quốc gia năm 2016 chính thức:

Dưới đây là đề thi môn Địa THPT Quốc gia năm 2016 chính thức

 

Dưới đây là đề thi môn Địa THPT Quốc gia năm 2015 cho phụ huynh và thí sinh tham khảo.

Thí sinh muốn xem đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 có thể tham khảo đề thi năm 2015

Thí sinh muốn xem đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 có thể tham khảo đề thi năm 2015

Theo ghi nhận trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015, kết thúc 2/3 thời gian làm bài thi môn Địa lí, rất nhiều thí sinh đã ra khỏi phòng thi với gương mặt rạng rỡ. Các em cho biết, đề thi Địa THPT Quốc gia năm 2015 không có câu nào quá khó, phần lớn có thể sử dụng Atlat để làm. Đề thi môn Địa không bất ngờ khi những vấn đề nóng tiếp tục được đưa ra, yêu cầu thí sinh phân tích, làm rõ. Đó là đặc điểm của nguồn lao động, là các vùng kinh tế, diện tích và đất sản xuất của các ngành trồng cây công nghiệp.

 Đặc biệt, vấn đề biển đảo, biên giới với Trung Quốc cũng được những người làm đề đưa vào nội dung thi. Ngay câu đầu tiên, thí sinh phải xác định các tỉnh của Việt Nam có đường biên giới đất liền chung với Trung Quốc. Và câu cuối cùng, thí sinh cần chứng minh được Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế biển, từ đó giải thích tại sao việc khai thác tài nguyên biển đảo có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Lịch thi THPT Quốc gia năm 2016 cụ thể từng môn

Theo lịch thi cụ thể, môn Địa lí thi vào buổi chiều ngày 3/7 trong thời gian 180 phút theo hình thức tự luận, giờ phát đề thi môn Địa tốt nghiệp THPT Quốc gia 2016 cho thí sinh là 7h25, giờ bắt đầu làm bài là 7h30.

Đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 chính thức

Lịch thi THPT Quốc gia năm 2016 chính thức

Đây là môn thi quan trọng, với đề thi được xây dựng trên cơ sở đáp ứng mục đích tổ chức thi để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Nội dung đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi được đưa ra với cấu trúc ở 2 mức độ cơ bản và nâng cao với mức tỷ lệ điểm tương ứng là 60% và 40%.

Một số lưu ý làm đề thi Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

Ghi nhận trên báo Thanh Niên, thống kê ban đầu từ các địa phương, Địa lý là một trong các môn tự chọn có thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia năm nay lựa chọn nhiều nhất.  Việc dạy học Địa lý ở các trường phổ thông hiện nay đồng thời thực hiện cả 2 chương trình cơ bản và nâng cao. Nội dung 2 chương trình có sự khác biệt ít nhiều.

Một số nội dung giảm tải được thực hiện ở chương trình cơ bản mà không được thực hiện ở chương trình nâng cao. Nội dung ôn tập phục vụ cho kỳ thi THPT năm nay cũng phải là các vấn đề chung của 2 chương trình, vì vậy các học sinh học chương trình nâng cao cần chú ý đến nội dung chương trình cơ bản và các vấn đề được “giảm tải” mà Bộ GD-ĐT đã công bố. Để làm tốt đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016, thí sinh cần lưu ý một số điều sau:

Khai thác lợi thế Atlat

Trước đây, kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh được sử dụng Atlat, thi đại học thì không được sử dụng. Với kỳ thi “2 trong 1” này, tất cả các thí sinh đều được sử dụng Atlat. Đây là một lợi thế rất lớn với các thí sinh thi lấy kết quả xét tuyển đại học 2016. Vì vậy cần chú ý cách sử dụng Atlat Địa lí như một công cụ hữu hiệu trong quá trình học - ôn tập - làm bài, giảm ghi nhớ máy móc. Các địa danh, cách thể hiện biểu đồ, số liệu... đều có thể bám theo Atlat. Điều quan trọng là biết phân tích số liệu để tìm ra kiến thức, lý giải vấn đề.

Phương pháp ôn tập

Mục đích của việc ôn tập là hệ thống, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, giúp người học đạt kết quả cao trong thi cử. Kinh nghiệm ôn thi Địa lý hiệu quả là trước hết, người học nên dành thời gian đọc đi đọc lại các nội dung tài liệu, đánh dấu các nội dung cơ bản, số liệu cần chú ý. Sau đó thử trình bày, viết lại các vấn đề đó ra giấy rồi so sánh với tài liệu để xem mình nhớ được bao nhiêu phần, cái gì chưa nhớ. Đánh dấu lại phần chưa nhớ để một lần nữa khắc sâu kiến thức.

Trình bày các nội dung ôn tập dưới dạng bản đồ tư duy (mindmap) cô đọng nhưng chứa đựng đủ các kiến thức cốt lõi cần ôn tập. Dán bản đồ tư duy ở chỗ dễ quan sát nhất của góc học tập, mỗi lần nhìn nó là người học lại “chụp ảnh” và lưu nó trong trí nhớ của mình. Nên có sự trao đổi nhóm, hỏi - đáp lẫn nhau để kiểm tra độ nhớ và bổ sung cho nhau kiến thức cần thiết.

Khi ôn tập, nên hệ thống kiến thức, hệ thống những vấn đề trọng tâm, những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó. Nên tập trung học dứt điểm một vấn đề, một giai đoạn, không nên học theo kiểu nhảy cóc tùy tiện. Chú trọng ôn tập các dạng biểu đồ, vì bài tập vẽ biểu đồ chắc chắn có trong đề thi môn Địa tốt nghiệp THPT Quốc gia 2016.

Phương pháp làm đề thi môn Địa lí

Việc đọc kỹ đề thi, nhận dạng đề thi Địa lý tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 là kỹ năng quan trọng hàng đầu. Đề thi môn Địa thường có phần lý thuyết thường chiếm 2/3 tổng số điểm. Cần nhận dạng được đề thi thuộc dạng nào? Trình bày hay chứng minh, giải thích, so sánh, bởi mỗi dạng câu hỏi có yêu cầu mức độ riêng; vẽ biểu đồ tròn hay vẽ biểu đồ miền, số liệu đã được xử lý hay số liệu thô? Điều đó sẽ giúp thí sinh không bị lệch hướng trong quá trình làm bài.

Thí sinh cũng nên dành ít phút phác thảo đề cương trả lời cho từng câu hỏi trong đề thi môn Địa lí 2016 rồi sau đó sắp xếp ý viết bài cho mạch lạc nhằm tránh tình trạng thiếu ý trong quá trình làm bài, tránh được lỗi viết lặp lại, lan man, lạc đề, lại vừa có thể theo dõi được bài làm, kịp thời bổ sung ý cho bài viết...

Bài viết nên có bố cục rõ ràng giúp giám khảo dễ chấm bài, thí sinh dễ đạt điểm cao. Chú ý phân bố thời gian làm bài, nên làm câu dễ trước, câu khó sau, để tạo tâm lý thoải mái, hưng phấn làm bài nhưng cần phân bố thời gian phù hợp cho các câu hỏi trong đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016, không thiên lệch câu nào.

Đặc biệt, thí sinh cần bỏ tư tưởng rằng đã làm câu nào thì phải thật hoàn hảo câu đó. Với một câu hỏi thí sinh trình bày khá tốt rồi, dù biết thiếu ý thì cũng mạnh dạn chuyển sang câu khác, cuối giờ đọc lại nếu nhớ được thì bổ sung.

Đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 chính thức

Các thí sinh cần bình tĩnh, biết khai thác Atlat khi làm đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

Trình bày bài thi cũng là một khâu rất quan trọng vì giá trị của một bài thi không những thể hiện ở phần nội dung mà còn ở phương pháp trình bày. Những lợi thế về chữ viết, cách diễn đạt cũng luôn được giám khảo chú ý. Trong thực tế có rất nhiều bài thi trình bày đầy đủ nhưng kết quả không cao vì viết tắt quá nhiều, lỗi chính tả, câu văn lủng củng, trình bày lan man.

Trong khi đó, theo gợi ý của tập thể giáo viên bộ môn Địa lí trường THPT Phan Đình Giót (Điện Biên), thí sinh cần lưu ý những điều sau khi làm đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016:

Cách học môn Địa giúp nắm chắc kiến thức

Mỗi chủ đề, chuyên đề phải có phần lý thuyết và bài tập. Phần lý thuyết nên hệ thống lại những kiến thức cơ bản, trọng tâm. Phần bài tập nên có phần bài tập mẫu và bài tập tự làm (có gợi ý đáp án). Bài tập nên phân dạng và theo mức độ từ dễ đến khó phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tăng dần các bài tập, câu hỏi mở, bài tập có tính thực tế đời sống.

Trong quá trình ôn, giáo viên cũng phải hướng tới cách dạy học hiểu và vận dụng kiến thức để giúp học sinh nắm được bản chất vấn đề. Có thể hướng dẫn học sinh học bằng sơ đồ. Nên hệ thống hoá kiến thức bằng sơ đồ. Có những cách lập sơ đồ khác nhau. Vẽ sơ đồ để khi nhìn vào học sinh sẽ nhanh chóng nắm được các ý quan trọng nhất của nội dung bài.

Môt số nội dung cần nắm chắc giúp đạt điểm cao môn Địa lí như vấn đề Biển Đông, Sông Mekong, thiên tai... Riêng việc khai thác Atlat, thí sinh cần nắm được nội dung từng trang Atlat. Có những câu sử dụng một trang Atlat, có những câu sử dụng trên nhiều trang.

Đối với trang đầu, học sinh cần hiểu được ý nghĩa, cấu trúc, đặc điểm, nắm chắc các kí hiệu chung. Trong quá trình ôn, giáo viên nên cho học sinh sử dụng Atlat nhằm hạn chế tối đa việc học thuộc các số liệu.

Kỹ năng làm đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016

Chú trọng đến việc dạy kiến thức cơ bản cho học sinh, chú ý đến cách trình bày bài, phải rèn luyện năng lực nhận xét, đánh giá các sự kiện, năng lực diễn đạt của mình (học sinh hay mất điểm ở phần này).

Câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Câu biểu đồ, nhận xét biểu đồ, sử dụng Atlat phải đạt điểm tối đa, có như vậy thì thí sinh mới dễ dàng chinh phục được đề thi môn Địa lí tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016.

Minh Thùy (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang