ĐH Quốc gia Hà Nội đổi mới tuyển sinh: Đã thành công hay chỉ 'nói vống'?

author 06:18 21/09/2014

(VietQ.vn) - Báo chí thi nhau loan tin ĐH Quốc gia Hà Nội đổi mới tuyển sinh với hình thức tiên tiến. Nhưng tại sao trường này chưa công khai mẫu đề thi?

Sự kiện: Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ 2016

Gần đây, nhiều báo đài cùng nhau đưa tin về việc ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đổi mới tuyển sinh đầu vào theo phương pháp đánh giá năng lực thí sinh, với các chuẩn tương tự của Mỹ.

 

Cụ thể là bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực chung dùng cho tuyển sinh ĐH gồm: 1 bài luận và 112 tiểu mục trắc nghiệm được chia thành 6 phần, các ứng viên làm từng phần với tổng thời gian là 195 phút (không kể thời gian thu bài luận và chuyển phần thi 20 phút). Trong số các câu hỏi này sẽ có một số câu hỏi không tính điểm để dùng làm cơ sở so bằng độ khó (equating) và làm neo đề (anchor test) giữa các bài thi.

ĐH Quốc gia Hà Nội đổi mới tuyển sinh mẫu đề thi ĐH 2015
ĐH Quốc gia Hà Nội đổi mới tuyển sinh: Ai là nơi đánh giá phương án này tốt ?

 Đây là một điều kiện quan trọng để kết quả giữa các bài thi khác nhau có chung thang đo tương đương về độ khó, trên cơ sở  đó, kết quả của bài thi có thể so sánh và sử dụng lại nhiều lần. Để đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy của việc này, các đề thi sẽ được bảo mật cho tới khi sử dụng hết vòng đời của nó và ứng viên không biết các câu hỏi nào được dùng để làm so bằng và neo đề.

Phạm vi kiến thức được sử dụng làm nền tảng cho bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực chung thuộc phạm vi chuẩn kiến thức, kỹ năng của bậc phổ thông. Kết quả bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực chung sẽ được báo cáo qua 3 đầu điểm cho 3 phần: (i) Viết luận; (ii) Ngôn ngữ và (iii) Lập luận định lượng (Toán học).

Phiếu kết quả sẽ có 3 đầu điểm tương ứng với 3 phần của bài thi với khoảng điểm là 20-80 điểm cho mỗi phần. Tổng điểm tối đa của 3 phần là 240 điểm. Các ứng viên có thể đăng ký làm  bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực chung nhiều lần và lấy kết quả cao nhất của các lần thi để ứng tuyển. Kết quả  thi có thể sử dụng nhiều lần cho tuyển sinh ĐH trong vòng 2 năm vào ĐHQGHN, cũng như dùng để tuyển sinh vào các trường công nhận và có sử dụng chung kết quả này với ĐHQGHN.

Trong giai đoạn đầu, bài thi sẽ là bài kiểm tra năng lực thông qua nội dung kiến thức chuyên biệt của một trong các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử và Ngoại ngữ. Trong đó các môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử được thi theo hình thức tự luận với thời gian làm bài thi là 120 phút; các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan với thời gian làm bài thi là 90 phút. Nội dung đánh giá của bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt không nằm ngoài chuẩn kiến thức kỹ năng của cấp THPT của môn học tương ứng, nhưng tập trung đánh giá các năng lực bậc cao như tổng hợp, phân tích, sáng tạo.

Hội đồng Khoa học và Đào tạo của các đơn vị sẽ quyết định bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt cho từng ngành/nhóm ngành/lĩnh vực theo hướng các bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt phù hợp nhất với ngành/nhóm ngành/lĩnh vực đào tạo và thông báo cho các ứng viên trước thời gian tuyển sinh ít nhất 6 tháng. Các ứng viên chỉ thi 1 bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt theo qui định.

Tuy nhiên, trao đổi với Chất lượng Việt Nam, một lãnh đạo Vụ Trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, có những môn ĐHQGHN chỉ thi trắc nghiệm thì chưa chắc đã đánh giá hết năng lực sáng tạo của thí sinh. Bởi thi trắc nghiệm có mặt mạnh và mặt hạn chế của nó, không nên quá đề cao một phương pháp nào cả.

Ngay cả đề thi của PISA cũng có phần diễn giải, chứ không chỉ có trắc nghiệm.

Một Giáo sư Toán học sau khi được đọc qua đề thi phần Toán của ĐHQGHN lo ngại, cần thêm thời gian hoàn chỉnh, bởi nếu thi như vậy thì chưa đảm bảo chất lượng đề thi.

Trả lời Chất lượng Việt Nam về vấn đề này, ông Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc ĐHQGHN cho biết, đề thi vẫn trong diện bí mật và phải đến tháng 10, có thể trường này mới công bố mẫu đề thi.
Thùy Dương

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang