'Ôm' bệnh bởi đi giày chật

author 15:16 13/07/2015

(VietQ.vn) - Giầy chật không chỉ khiến đôi chân gò bó, đau đớn mà nó còn gây ra nhiều loại bệnh tật ít ai có thể ngờ tới.

Nhiều bệnh liên quan đến đôi giày chật

Bàn chân là  nơi tập trung rất nhiều huyệt và dây thần kinh. Tất cả nội tạng của con người đều có thể tìm thấy ở vùng huyệt phản xạ liên quan ở bàn chân. Vì vậy, nếu đi giày dép không vừa chân hoặc đế giày quá cứng, sẽ làm cho gan bàn chân bị kích thích, rất đau đớn, khó chịu.

Những vùng huyệt phản xạ về đường tiêu hóa nằm ở vị trí phía trong của gan bàn chân, nếu đi giày dép không vừa, nhất là đi giày cao gót, giày hẹp bề ngang, thì ngón chân và vùng huyệt phản xạ ở chân của đường tiêu hóa dễ bị chèn ép. Nếu như những chỗ này luôn bị kích thích, sẽ xuất hiện những triệu chứng rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Nếu tình trạng kéo dài khiến bạn còn cảm thấy mệt mỏi, người gầy đi, ảnh hưởng đến chức năng của các nội tạng khác.

Người thường xuyên mang giày cao gót, nhất là kiểu mũi nhọn, thường bị bệnh lý viêm lớp cân mạc lòng bàn chân do bị căng giãn quá mức, hoặc viêm và biến dạng khớp ngón chân cái và ngón út. Tình trạng tăng cân quá mức sẽ làm bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn.

Đi giày chật dễ bị mắc bệnh về nội tạng

Đi giày chật dễ mắc bệnh liên quan đến nội tạng

Ngoài ra, khi mang dép hay giày quá rộng, do bị cọ xát thường xuyên hoặc bàn chân lỏng lẻo không được giữ chắc trong giày nên chân dễ bị viêm, chấn thương như bong gân, trật khớp. Các đầu ngón chân sẽ quặp xuống như ngón chân chim vì phải gắng sức để bấu chắc vào mặt đất khi di chuyển.

Đi giày chật cũng khiến lớp da chân cọ xát liên tục với da giày, lâu ngày vùng da sẽ bị sần sùi, cứng khác thường, đau và chảy máu. Tổn thương là những đám dày sừng màu ngà, vàng, khum lên, hình tròn hay bầu dục, sờ vào rất cứng, vùng ranh giới với da lành có thể bị nứt, từ đó gây bội nhiễm, đau đớn, đôi khi ở trung tâm bong sừng tạo nên một lõm ở giữa.

Cách nới rộng giày, đề phòng hiểm họa

Thường xuyên đi giày ở trong nhà

Cách đơn giản nhất để nới rộng những đôi giày chính là thường xuyên đi chúng xung quanh nhà. Có thể hơi bất tiện nhưng hãy mang giày khi bạn đang ngồi làm việc máy tính, nấu ăn hoặc chỉ đơn thuần là nằm uể oải xem tivi. Cách này sẽ làm nới rộng và tăng tính co dãn cho đôi giày bạn đang mang.

Dãn giày với nước

Đổ nước vào 2 túi chắc chắn và được bịt kín. Để những túi nước này vào trong giày, điều chỉnh các túi nước vào nơi mà bạn muốn nới rộng (có thể ở ngón chân hay cả chiều rộng hoặc chiều dài, tùy thích).

Tiếp tục để giày vào ngăn đá trong tủ lạnh để nước đông thành đá. Phần nước đông này sẽ có tác dụng như một chiếc khuôn to, giúp nới lỏng đôi giày của bạn.

Sau một ngày, lấy giày ra khỏi tủ lạnh và để khoảng 20 phút cho đá tan bớt. Bỏ túi nước ra, lau sạch và ướm thử. Tuy nhiên, cách này không nên áp dụng cho những đôi giày đắt tiền đề phòng hỏng.

Máy sấy

Sau khi mang vài đôi tất dày và đi giày, dùng máy sấy hơ nóng xung quanh giày với khoảng cách vừa phải. Khi giày bắt đầu nóng lên, cử động các ngón chân và bàn chân để phần da giày dãn ra. Sau đó, để nguội và đi thử lại khi không mang tất xem đã vừa chân hơn chưa. Nếu chưa thì lặp lại các bước trên.

Đi giày chật dễ bị mắc bệnh về nội tạng

Máy sấy và tất là 2 trợ thủ đắc lực để nới rộng giày

Khoai tây

Tùy thuộc vào kích thước của phần giày muốn nới rộng, gọt từ 1-2 củ khoai tây. Nếu bị chật ở ngón chân, để miếng khoai tây với kích thước vừa phải vào đó. Còn nếu cần nới rộng cho cả đôi giày, thì sẽ phải cần nhiều khoai tây hơn. Sau đó, để giày cùng khoai tây qua đêm để chúng có thời gian dãn ra như ý muốn.

Mua giày đúng thời điểm 

Không nên đi mua giày vào buổi sáng, tốt nhất nên mua vào buổi chiều tối. Đó là thời điểm chân đã nở rộng ra nhất, có thể chênh lệch khoảng 8% so với buổi sáng.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang