Địa điểm xây nhà máy hạt nhân dùng cho nghiên cứu phải đảm bảo an toàn

author 06:39 01/12/2014

(VietQ.vn) - Bộ KH&CN đang xây dựng Dự thảo Thông tư Quy định về an toàn hạt nhân đối với địa điểm xây dựng lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.

Sự kiện: Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) của Bộ KH&CN được giao nhiệm vụ xây dựng Dự thảo Thông tư Quy định về an toàn hạt nhân đối với địa điểm xây dựng lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.

Sau khi nhận được ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, Cục ATBXHN đã tiếp thu, chỉnh sửa. Nay xin báo cáo Lãnh đạo Bộ những điểm cơ bản liên quan đến nội dung của bản Dự thảo Thông tư như sau:

Địa điểm Việt Nam xây nhà máy điện hạt nhân

Địa điểm Việt Nam xây nhà máy điện hạt nhân phải đảm bảo an toàn

Dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân là một dự án thành phần của Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận với mục tiêu tăng cường năng lực nghiên cứu, hỗ trợ chương trình phát triển điện hạt nhân, tăng cường năng lực ứng dụng bức xạ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hợp phần mấu chốt của Trung tâm là một lò phản ứng nghiên cứu mới. Đây là lò nghiên cứu thứ hai của Việt Nam nhưng là lò đầu tiên do Việt Nam chủ trì  xây dựng. Chính vì vậy, cần phải có các văn bản quy định về an toàn từ khâu lựa chọn địa điểm xây dựng lò phản ứng nghiên cứu.

Về phương diện pháp lý, tại khoản 1 Điều 38 Luật Năng lượng nguyên tử quy định địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân (bao gồm lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, nhà máy điện hạt nhân và 2 loại hình cơ sở khác – theo điều 37 Luật NLNT) phải được phê duyệt trước khi xin cấp giấy phép xây dựng hoặc đồng thời với việc xin cấp giấy phép xây dựng. Khoản 3 Điều 38 quy định trách nhiệm phê duyệt địa điểm lò nghiên cứu thuộc về Bộ Khoa học và Công nghệ.

Như vậy, để tạo hành lang pháp lý các cơ quan, tổ chức tham gia vào việc khảo sát, đánh giá, thẩm định, phê duyệt địa điểm xây dựng lò phản ứng nghiên cứu, Bộ Khoa học và Công nghệ cần sớm ban hành Thông tư Quy định về an toàn hạt nhân đối với địa điểm xây dựng lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu. Thông tư này có vai trò tương đương với Thông tư số 13/2009/TT-BKHCN ngày 20/5/2009 hướng dẫn đánh giá sơ bộ về an toàn hạt nhân đối với địa điểm nhà máy điện hạt nhân trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư và Thông tư số 28/2011/TT-BKHCN ngày 28/10/2011 quy định về yêu cầu an toàn hạt nhân đối với địa điểm nhà máy điện hạt nhân do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành cho nhà máy điện hạt nhân.

Hiện nay Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và các nhà tư vấn đang tiến hành nghiên cứu khảo sát địa điểm xây dựng lò phản ứng nghiên cứu mới, việc ban hành Thông tư này là rất cần thiết và cấp bách.

Tổ biên tập dự thảo là các cán bộ của Cục ATBXHN và Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã tiến hành xây dựng dự thảo và tổ chức các cuộc họp với chuyên gia liên quan để chỉnh sửa dự thảo.

Nhà máy Ikata ở tỉnh Ehime, miền Tây Nhật Bản, được cho là cơ sở hạt nhân có khả năng tái khởi động sớm nhât do các lò phản ứng ở đây khác biệt so với các lò ở Fukushima và nhà máy này cũng có các trang thiết bị và hạ tầng chống động đất dùng cho các tình huống khẩn cấp.

Dự thảo cũng đã được gửi xin ý kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ KHCN: Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ, Cục Năng lượng nguyên tử và Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

Sau khi có ý kiến phản hồi của các đơn vị, Tổ biên tập đã nghiên cứu giải trình, tiếp thu, chỉnh sửa Dự thảo để gửi xin ý kiến Bộ ngành và đăng trên Website của Bộ KHCN để xin ý kiến rộng rãi của công chúng.

Các nội dung của Thông tư được xây dựng dựa trên các khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), các văn bản pháp quy liên quan của một số nước có truyền thống về hạt nhân như Hoa Kỳ và Hàn Quốc, đặc biệt là Nga, là nước cung cấp lò phản ứng cho Dự án Xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân cho Việt Nam.

Qua tham khảo về quy định an toàn hạt nhân đối với địa điểm của quốc tế, có thể nhận thấy hầu hết các nước và IAEA đều có quy định về vấn đề này chung cho tất cả các cơ sở hạt nhân trong cùng một văn bản, riêng đối với lò nghiên cứu thì các yêu cầu về gần nguồn nước hay hòa điện vào mạng lưới là không cần thiết. Do vậy, dự thảo Thông tư cũng đã được xây dựng thông qua kinh nghiệm quốc tế và lĩnh hội tinh thần các quy định chung trong Luật, các văn bản về địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam (Thông tư số 13/2009/TT-BKHCN, Thông tư số 28/2011/ TT-BKHCN).

Mai Trang

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang