Dịch Covid 19 bùng phát toàn cầu, doanh nghiệp thời trang Việt nắm công nghệ vượt khủng hoảng

author 16:34 28/03/2020

(VietQ.vn) - Cắt giảm nhân sự, thu hẹp quy mô doanh nghiệp… đang là động thái của nhiều doanh nghiệp trước sự càn quét của Covid 19. Bên cạnh sự bi quan là sự quyết tâm của nhiều doanh nghiệp đã tự tìm cho mình hướng đi để thích ứng với điều kiện mới.

Theo nhận định của GS. TS Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global), đại dịch Covid-19 là phép thử bởi tương lai có thể xuất hiện nhiều biến động với những ảnh hưởng lớn hơn và đây là lúc doanh nghiệp chậm lại, thay đổi để tìm ra mô hình kinh doanh thích ứng với điều kiện mới. 

Ông Khương cho rằng, trong lúc này nền tảng công nghệ mới sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy, hoàn thiện hệ thống, mô hình đã và đang phát triển, cùng xu thế sử dụng các nền tảng mở để thực hiện sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay.

Theo GS. TS Nguyễn Đức Khương, trong bối cảnh dịch Covid 19 nền tảng công nghệ mới sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống, mô hình kinh doanh. 

Theo ông Khương, trong mọi trường hợp, dịch Covid-19 không thể làm giảm đi sức chiến đấu của các doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp phải tự mình vươn lên sống sót khỏi khủng hoảng.

Vị chuyên gia này cho rằng, thông qua thực trạng một số loại hình doanh nghiệp vẫn có sức tăng trưởng tốt trong dịch bệnh ở Việt Nam, có thể thấy rằng doanh nghiệp có sức đề kháng cao, cũng như khả năng tìm kiếm, khai thác và nắm bắt cơ hội mới rất tốt trong khủng hoảng.

 
Cuộc chơi đã hoàn toàn khác, đây là cuộc chơi hội nhập. Covid-19 xuất hiện là cơ hội mới để các doanh nghiệp hoàn thiện mô hình kinh doanh, tăng khả năng ứng phó với sự thay đổi trong bối cảnh tình hình kinh doanh quốc tế có thể có nhiều đột biến không dự kiến trước được.

GS. TS NGUYỄN ĐỨC KHƯƠNG
Chủ tịch Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global)
 

Một ví dụ điển hình cho sự nhạy bén trước cơn bão Covid là trường hợp của Giovanni Group - doanh nghiệp trong lĩnh vực thời trang cao cấp. Tập đoàn này đã nắm bắt được cơ hội sử dụng nền tảng công nghệ, nhanh chóng chuyển mình để phát triển mạng lưới bán hàng trực tuyến, sẵn sàng đối phó và vượt qua khủng hoảng khi các trung tâm thương mại (nơi phân phối chính các sản phẩm của Tập đoàn- PV) được lệnh tạm đóng cửa vì dịch bệnh.

Theo ông Nguyễn Trọng Phi – Chủ tịch Tập đoàn Giovanni, hơn bao giờ hết, ích lợi của CMCN 4.0 lại được thể hiện rõ nét như bây giờ, khi mà thời điểm mọi người dù phải ở nhà nhưng vẫn điều khiển, xử lý công việc được từ xa. Dù gặp nhiều trở ngại bởi dịch bệnh doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động kinh doanh bằng hình thức trực tuyến.

Ông Phi cho biết, từ trước khi Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có lệnh đóng cửa các Trung tâm thương mại, hàng quán, Giovanni đã đưa ra chiến lược dịch chuyển kênh phân phối từ các gian hàng vật lý (brick-and-mortal) sang kênh phân phối trực tuyến E-commerce và đầu tư phát triển kênh F-commerce (phân phối trên Facebook và mạng xã hội).

Ông Nguyễn Trọng Phi và sản phẩm của Giovanni Group. 

Lý giải thêm về lý do trước đây doanh nghiệp không đẩy mạnh bán lẻ qua kênh trực tuyến, ông Phi cho biết, trong quá khứ, chỉ có các doanh nghiệp thời trang không có nhiều vốn đầu tư cho các điểm bán vật lý mới phải sử dụng kênh digital bởi đặc tính của ngành này bị bó buộc bởi yếu tố trải nghiệm sản phẩm cũng như thương hiệu càng có giá trị cao thì nhu cầu tận hưởng không gian thương hiệu tại điểm bán lại càng lớn.

Theo đó, bài toán đặt ra cho Giovanni cùng là sự chuyển đổi kênh phân phối, nhưng điều gì khiến kênh phân phối của Giovanni khác với kênh phân phối khác khi đều sử dụng chung nền tảng mạng xã hội được cung cấp bởi một bên thứ 3 và trải nghiệm người dùng gói trong không gian màn hình máy tính và điện thoại.

“Câu trả lời của Giovanni đến từ hàm lượng chất xám mà đội ngũ nhân viên phục vụ kênh bán hàng online này. Giovanni vẫn luôn có tư duy tiên phong.

14 năm trước, khi doanh nghiệp thời trang Viêt Nam coi trọng việc gia công xuất khẩu và bán sản phẩm đại trà để cạnh tranh với hàng Trung Quốc thì Giovanni đã xác định phải đi đầu trên thị trường thời trang cao cấp. 14 năm sau, cùng với những tiến bộ và thay đổi của xã hội, Giovanni với tinh thần tiên phong từ trong DNA thương hiệu cũng tự xác định rằng: trong khi thị trường kinh doanh online của Việt Nam, đặc biệt là ngành thời trang đang chạy theo bài toán “bán bằng được”, “bán lấy được” bất chấp sự tổn hại về giá trị thương hiệu thì Giovanni chủ động đi theo hướng đi khác: biến kênh online thành một kênh bán lẻ thật khác biệt, số hóa trải nghiệm cao cấp tại gian hàng chuyển thành trải nghiệm cao cấp trên không gian ảo", ông Phi chia sẻ.

Giovanni luôn đề cao hàm lượng chất xám và kiến thức chuẩn mực ở đội ngũ nhân viên bán hàng - đây chính là điểm khác biệt làm nên thương hiệu thời trang cao cấp hàng đầu Việt Nam.  

Để làm được điều đó, Giovanni đề cao hàm lượng chất xám và kiến thức chuẩn mực từ những kinh đô thời trang lên hàng tối ưu khi đội ngũ tư vấn cho khách hàng trên kênh online đều được đào tạo bài bản về kiến thức thời trang, phong cách sống của tầng lớp thượng lưu để họ có thể phục vụ khách hàng một cách kỹ lưỡng và chuyên nghiệp nhất.

“Ở Giovanni, chúng tôi không gọi là “nhân viên bán hàng”. Nếu để ý biển tên của họ, bạn sẽ thấy chữ “style advisor”, là “tư vấn viên cao cấp về phong cách thời trang, phong cách sống”. Đặc biệt, thời trang cao cấp, xa xỉ không phải chỉ là quần áo, món đồ. Đó phải là những giá trị sang trọng vô hình và khách hàng mua cũng bởi giá trị thương hiệu cũng như phong cách sống mà thương hiệu đó truyền tải”, ông Phi nói.

Chủ tịch hãng thời trang cho biết, hiện Giovanni thành lập kênh bán lẻ trực tuyến nhằm mục tiêu giúp khách hàng có thể trải nghiệm được những dịch vụ tư vấn không chỉ về thời trang mà còn cả về phong cách sang trọng theo những chuẩn mực của cuộc sống cao cấp. Giúp khách hàng hiểu về phong cách thời trang và nâng tầm phong cách của họ thông qua dịch vụ tư vấn của Giovanni là sứ mệnh của kênh phân phối này.

[LONGFORM] Công nghệ 4.0 & thời trang xa xỉ: Góc nhìn từ thương hiệu GIOVANNI(VietQ.vn) - Công nghệ và xa xỉ phẩm từ xưa đến nay vẫn luôn là đề tài chứa đựng nhiều điều thú vị. Để làm nên thương hiệu xa xỉ phẩm, người ta cần một thứ mà không tiền bạc nào mua được, đó chính là thời gian. Thế nhưng đó là câu chuyện của nhiều năm về trước. Giờ đây các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu không chỉ cần nền tảng là giá trị văn hóa, di sản của một vùng đất, một cộng đồng hay đơn giản là của một dòng họ mà thương hiệu mạnh chính là biết tận dụng công nghệ 4.0 làm đôi chân của mình để phát triển và tiến xa hơn.

Bảo Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang