Sốt xuất huyết đáng sợ thế nào khiến một nữ sinh tử vong?

author 22:11 22/05/2017

(VietQ.vn) - Mới đây một nữ sinh viên tại Hà Nội đã tử vong vì bị mắc sốt xuất huyết. Vậy bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm thế nào? Cách phòng chống ra sao?

Nữ sinh viên trên 19 tuổi, Học viện Ngân hàng thuê trọ tại phường Trung Liệt đã tử vong do sốt xuất huyết. Nguyên nhân là do nữ sinh này bị sốc dengue (sốc do sốt xuất huyết).

Được biết, bệnh nhân vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tối 14/5 trong tình trạng đau đầu, sau đó bệnh nhân đi ngoài phân lỏng, nói nhảm, huyết áp tụt... Sau khi vào viện 10 phút, bệnh nhân có biểu hiện ngừng tuần hoàn, được các bác sĩ cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi. Đây là ca tử vong đầu tiên ở Hà Nội do sốt xuất huyết.

 Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát người dân cần thận trọng. Ảnh minh họa

 Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát người dân cần thận trọng. Ảnh minh họa

Theo thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, đây là trường hợp tử vong đầu tiên về sốt xuất huyết tại Hà Nội. Tính từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận hơn 700 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái, một người tử vong. Số bệnh nhân tập trung chủ yếu ở quận huyện Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân.... Chỉ tính riêng từ đầu tháng 5, đặc biệt 2 tuần gần đây ghi nhận 27 ca.

Riêng tại quận Hoàng Mai nơi có nữ sinh tử vong trên, tính đến ngày 17/5, trên địa bàn quận ghi nhận 143 bệnh nhân sốt xuất huyết, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2016. Số ổ dịch được xác định là 36 tăng 22 ổ dịch, hiện còn 15 ổ dịch đang hoạt động; 94% ổ dịch là 1-2 bệnh nhân. Số bệnh nhân có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 5, đặc biệt trong 2 tuần gần đây ghi nhận 27 bệnh nhân sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm thế nào?

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau.

Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.

 

Pin sạc dự phòng điện thoại nổ nát tay: Thị trường 'bát nháo', người dùng hoang mang(VietQ.vn) - Việc một người đàn ông ở Hòa Bình bị nát tay vì pin sạc điện thoại nổ đã cảnh tỉnh người Việt về chất lượng của sản phẩm này.

Theo các chuyên gia đánh giá, sự nguy hiểm của căn bệnh sốt xuất huyết ở chỗ bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Hơn nữa, bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Cách phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Trước mức độ nguy hiểm của dịch bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát tại Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội cũng đưa ra yêu cầu tới các cơ sở y tế, người dân cần phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết một cách cao độ và là việc quan trọng nhất hiện nay.

Ngoài việc tuyên truyền sâu rộng tới quần chúng nhân dân để họ hiểu mức độ nguy hiểm của dịch bệnh sốt xuất huyết thế nào tới tính mạng con người. Cán bộ y tế cần tư vấn cho người dân khi có dấu hiệu của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị, tuyệt đối không được điều trị tại nhà.

Với người dân cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở, thường xuyên bắt loăng quăng, bọ gây tại cống rãnh, chum hay vại nước và đặc biệt nên rửa tay bằng xà phòng khi tiếp xúc hoặc đến những nơi có ổ dịch. 

 

 An Dương 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang