Dịch tả lợn châu Phi lan nhanh, cấp bách chống dịch

author 13:10 04/03/2019

(VietQ.vn) - Dịch tả lợn châu Phi hiện đã lan ra 7 tỉnh thành ở phía Bắc và vẫn có nguy cơ lây lan rất cao ra nhiều tỉnh thành khác nữa.

Theo đó, dịch tả lợn châu Phi hiện đã lan sang các tỉnh gồm Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương. 

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi - Thú y, Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình, sau xã Đông Đô (Hưng Hà), Lô Giang (Đông Hưng), đến nay dịch tả lợn châu Phi tiếp tục bùng phát tại các xã Tây Đô, Duyên Hà (Hưng Hà), Dục An, Đông Hải (Quỳnh Phụ).

Toàn tỉnh Thái Bình đã tiêu hủy trên 613 con lợn các loại, của hơn 54 hộ chăn nuôi ở ở 19 thôn, 6 xã thuộc 3 huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ với tổng trọng lượng lợn đã tiêu hủy là hơn 37.245 kg.

Tại Hà Nội, dịch tả lợn châu Phi (ASF) cũng đã xuất hiện dù cơ quan chức năng đã áp dụng các biện pháp dập dịch, lập chốt, khoanh vùng, phun tiêu độc khử trùng khu vực có dịch nhưng nguy cơ lây lan ASF ở Hà Nội rất cao do lợn, thịt lợn từ các địa phương khác, đặc biệt là các tỉnh lân cận đang có dịch như Hưng Yên, Hà Nam…chuyển về.

Dịch tả lợn châu Phi đang lây lan rất nhanh người dân nên ứng phó kịp thời

Dịch tả lợn châu Phi đang lây lan rất nhanh người dân nên ứng phó kịp thời 

Còn tại Hưng Yên, ngày 28/2, đã có 41 hộ, ở 9 thôn, 7 xã thuộc thành phố Hưng Yên và các huyện: Yên Mỹ, Kim Động, Ân Thi, Mỹ Hào phát hiện có bệnh dịch tả lợn Châu Phi, với số lợn tiêu hủy hơn 1,7 nghìn con, tương ứng hơn 156 tấn lợn hơi.

Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, rất may dịch tả lơn châu Phi chỉ gây ra đối với lợn, không lây nhiễm, gây bệnh ở người nhưng với tốc độ lây rất nhanh nên nguy cơ thiệt hại rất lớn. Heo mắc bệnh không điều trị được, khả năng chết lên đến 100%. Virút gây bệnh có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ngoài môi trường và trong các sản phẩm của heo, lan truyền qua không khí, thức ăn, nước uống, phương tiện vận chuyển... nên rất phức tạp.

Cũng theo ông Tiến, Việt Nam có nhiều cửa khẩu, hàng trăm đường mòn, lối mở nên việc kiểm soát rất phức tạp. Tại một số địa phương, có ngày trên 10.000 lượt người qua lại ở biên giới hai nước. Khách du lịch châu Á có thói quen mang theo thực phẩm chứa thịt heo, nên có thể đưa mầm bệnh vào Việt Nam. Hàn Quốc, Nhật Bản xuất hiện dịch bệnh là do du khách mang xúc xích heo từ nơi có dịch vào.

Hoạt động thương mại, giết mổ, vận chuyển thịt heo rất lớn. Chúng ta còn gần 50% hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mà an toàn sinh học, vệ sinh phòng bệnh làm không tốt. Những nơi xuất hiện dịch vừa qua chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, cách ly không tốt nên rất dễ lây lan. Thời tiết mùa này lại ẩm thấp, mưa phùn, là điều kiện cho virút xâm nhiễm.

Cảnh báo thuốc carbimazole làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh(VietQ.vn) - Vương quốc Anh mới đây đã đưa ra cảnh báo, thuốc carbimazole có liên quan đến tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là khi dùng liều cao trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Liên quan tới tình hình dịch tả lợn châu Phi, trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh thành bàn thêm các giải pháp cấp bách chống dịch tả heo châu Phi.

Thủ tướng cũng sẽ nghe báo cáo tình hình phòng chống dịch, kiến nghị cụ thể của các địa phương, đặc biệt là giải pháp chống lây lan vào phía Nam.

Theo Bộ NN&PTNT, các kiến nghị theo hướng tăng mức hỗ trợ với trường hợp heo bị dịch, hạn chế việc vận chuyển heo ra vào vùng dịch… đang được Chính phủ xem xét.

Còn theo Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Thú y Hà Nội, các cơ quan chức năng đang quyết liệt ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi. Đồng thời, người dân khi phát hiện ra biểu hiện bất thường trên đàn lợn cần báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý, tránh tình trạng giấu dịch.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang