Điểm mặt những ông lớn chật vật ở Việt Nam

author 14:51 15/05/2014

(VietQ.vn) - Thành công ở quê nhà, nhiều thương hiệu ngoại vẫn chật vật tìm hướng đi hay thậm chí phải chấp nhận “trái đắng” thất bại khi đầu tư vào thị trường Việt Nam.

1. Bia Foster’s: Ra đi vì không hiểu “gu” của người Việt

thương hiệu quốc tế thất bại ở Việt Nam

Tạo được chú ý ban đầu nhưng bia Foster’s bị khách hàng Việt Nam quay lưng bởi slogan đề cao tinh thần Úc. Xâm nhập khi nền kinh tế Việt Nam còn nghèo nàn (1988), bắt tay hợp tác với những đơn vị sản suất dòng bia phổ thông khiến mục tiêu tập trung vào phân khúc thị trường cao cấp của bia Forster’s bị thất bại.Sau gần 10 năm cố gắng khẳng định vị thế nhưng không thành, Foster's đã chấp nhận thất bại và chuyển nhượng lại toàn bộ hệ thống ở Việt Nam cho APB với giá trên 105 triệu USD. Từ đây, cái tên "bia Foster's - bia phong cách Úc" cũng biến mất khỏi thị trường Việt Nam.

2. Bia Zorok: Thất bại khi dựa vào kênh phân phối sữa

thương hiệu quốc tế thất bại ở Việt Nam

Năm 2006, Vinamilk liên doanh với tập đoàn SABmiller thành lập công ty SABmiller Việt Nam. Ban đầu, nhờ chiến lược quảng cáo sử dụng hình ảnh cựu HLV trưởng đội tuyển bóng đá nam quốc gia Việt Nam Henrique Calisto, bia Zorok đã được nhiều người tiêu dùng Việt biết đến.Tuy nhiên, việc tiêu thụ dựa vào kênh phân phối sữa không thành công buộc Vinamilk nhượng lại toàn bộ cổ phần của mình cho SABmiller. Hiện nay ngoài bia Zorok, SABmiller có thêm bia Miller nhưng thị phần của hãng tại Việt Nam vẫn ở mức thấp và có thể coi như đã thất bại dù đây là tập đoàn sản xuất bia lớn nhất thế giới với 200 nhãn hiệu bia phân phối tại 60 quốc gia.

SK Telecom: Buộc phải dừng cuộc chơi vì quá tham vọng

thương hiệu quốc tế thất bại ở Việt Nam

Chính thức gia nhập thị trường Việt với dự án S – Fone (2003), SK Telecom bắt đầu đàm phán chuyển S-Fone thành liên doanh nhằm nắm quyền sâu hơn vào việc quản lý, kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán không đi đến thỏa thuận cuối cùng. Được đánh giá là mới lạ và tiên phong trong cách tính cước, S-Fone vẫn hụt hơi trong cuộc đua giảm cước như vũ bão của ba ‘đại gia’ GSM là MobiFone, Viettel và VinaPhone. Sau nhiều năm chật vật tại thị trường Việt Nam, SK Telecom chính thức tuyên bố dừng đầu tư vào S-Fone (2009). Theo báo Korea Times, chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là quá tham vọng khi hình ảnh của SK Telecom còn yếu và cạnh tranh rất mạnh từ các đối thủ bản địa. 

 Vimplecom và thương hiệu Beeline: “Kẻ yếu” trong cuộc đua viễn thông di động

thương hiệu quốc tế thất bại ở Việt Nam Tháng 7/2009, thương hiệu Beeline của VimpelCom, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn tại Đông Âu và Trung Á chính thức ra mắt thị trường Việt. Tuy nhiên, sau đúng một năm, VimpelCom quyết định "cuốn gói ra đi", bán toàn bộ khoản đầu tư trị giá gần 500 triệu USD với giá 45 triệu USD cho đối tác Việt Nam. Trước đó, Beeline đã gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển thuê bao mới, yếu thế trong cạnh tranh. Chất lượng sóng thực tế thấp; hệ thống đại lý, thương hiệu, dịch vụ hạn chế cộng với chênh lệch giá cước không đáng kể so với các ông lớn di động khiến sim Beeline kém sức hấp dẫn. 

Minh Thùy (th)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang