Điểm thi THPT Quốc gia 2015: Có 'loạn' khi xét tuyển vào ĐH?

author 06:27 08/07/2015

(VietQ.vn) - Sau khi có điểm thi THPT Quốc gia 2015, có xảy ra cảnh náo loạn khi đăng ký hoặc rút hồ sơ xét tuyển ĐH ?

Trao đổi với Chất lượng Việt Nam, Đại diện ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết,  sau khi có điểm thi THPT Quốc gia 2015, trường này dự kiến sẽ công bố ngưỡng đầu vào để các thí sinh chủ động. Nếu thấy mình điểm thấp thì không nên đăng ký.

Điểm thi THPT Quốc gia 2015: Xét tuyển như nào?

Điểm thi THPT Quốc gia 2015: Xét tuyển như nào?

Tuy nhiên, ĐH Bách Khoa Hà Nội hay ĐH Y Hà Nội là các trường tốp trên, nên ít thí sinh đủ "tiêu chuẩn" để xét tuyển vào đây. Vấn đề khó khăn là với các trường có điểm đầu vào mọi năm thấp hơn một chút (khoảng 20 - 25 điểm) sẽ xét tuyển như nào?

Qua chấm điểm mấy ngày qua, các trường đều cho biết, mức điểm từ 6-7 điểm khá nhiều, có thể gây khó khăn cho xét tuyển.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã phải gửi tin nhắn nhắc nhở các trường không được nói trước về phổ điểm. Trong tin nhắn, Thứ trưởng viết: "Kính gửi các anh chị chủ trì cụm thi. Do đang triển kha chấm thi nên chưa đủ số liệu thống kê để khẳng định kết quả. Để tránh hoang mang dư luận, xin các anh chị chưa công bố kết quả chẩm".

Theo quy định xét tuyển sau khi có điểm thi THPT Quốc gia 2015, thí sinh sẽ nhận được 4 giấy chứng nhận kết quả thi theo số thứ tự từ 1 đến 4.

Xét tuyển nguyện vọng I: Thí sinh chỉ được sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi số 1 dùng để xét tuyển nguyện vọng I để đăng ký vào 1 trường ĐH hoặc CĐ, mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào các ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng I, nếu cần thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký ở trường đó hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác.

Tuy nhiên, muốn rút hồ sơ, thí sinh phải đến tận nơi làm thủ tục. Điều này làm lo ngại sẽ dẫn đến cảnh náo loạn khi rút hồ sơ, đặc biệt là thiệt thòi cho thí sinh ở xa.

Các nguyện vọng (từ 1 đến 4 trong một trường) của thí sinh có giá trị xét tuyển như nhau. Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng trước thì không được xét tiếp các nguyện vọng sau; Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng I, không được đăng ký ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Xét tuyển các nguyện vọng bổ sung: Thí sinh có thể dùng đồng thời 3 giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng bổ sung để đăng ký tối đa vào 3 trường và trong mỗi trường được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4; Các nguyện vọng (từ 1 đến 4 trong một trường) của thí sinh có giá trị xét tuyển như nhau. Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng trước thì không được xét tiếp các nguyện vọng sau;

Trong thời gian của từng đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được rút hồ sơ. Sau mỗi đợt xét tuyển, nếu không trúng tuyển, thí sinh được rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo; Thí sinh đã trúng tuyển vào trường, không được tham gia xét tuyển ở đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển có ghi rõ đợt xét tuyển, được đăng ký 4 ngành của một trường cho mỗi đợt xét tuyển, các nguyện vọng được xếp thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Mỗi nguyện vọng cần chỉ rõ ngành đăng ký xét tuyển và tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển; Bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi ghi rõ đợt xét tuyển và điểm của tất cả các môn thi mà thí sinh đã đăng ký dự thi có đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi; 1 phong bì đã dán sẵn tem, có ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.

Thu Hà

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang