‘Diệt’ tận gốc ung thư da nhờ bôi kem chống nắng vào ban đêm

author 14:10 15/06/2016

(VietQ.vn) - Để 'diệt' tận gốc ung thư da vẫn nên bôi kem chống nắng kể cả khi trời đã tối vì tác hại của tia cực tím vẫn kéo dài nhiều giờ sau khi tắt nắng

Sự kiện: Bệnh ung thư và cách phòng tránh

Theo Giáo sư, bác sỹ da liễu Douglas Brash, Đại học Yale (Mỹ), tác hại của tia cực tím vẫn kéo dài nhiều giờ sau khi tắt nắng. Vì vậy, để phòng ngừa ung thư da một cách triệt để, bạn vẫn nên bôi kem chống nắng kể cả khi trời đã tối.

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị ung thư da nếu bỗng dưng cơ thể xuất hiện những nốt ruồi, mụn cóc, hay da bị các mảng như những mảng vữa, mưng mủ,... Theo báo Lao động, bất cứ ai người già trẻ con, phụ nữ hay nam giới cũng nên để ý đến sự thay đổi của nốt ruồi hoặc mụn cóc, chẳng hạn phát triển to hơn, mọc lông hoặc thay đổi màu sắc, hình dáng.

Mụn cóc, nhiều vết chàm, nốt ruồi hoặc sắc tố đều là những dấu hiệu của bệnh ung thư da.

Ung thư da có dấu hiệu là sự xuất hiện của mụn cóc, nhiều vết chàm, nốt ruồi hoặc sắc tố đều

Những mảng vữa ở cổ hoặc nách có thể đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Tình trạng này cũng có thể lành tính, hoặc do bệnh béo phì gây nên. Trong một số trường hợp, những mảng vữa xuất hiện ở những nơi khác như bàn tay hoặc môi, có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da.

Nhiều người chỉ để mắt đến những vết loét, xù xì hoặc nốt ruồi lớn mà bỏ qua sự xuất hiện của các mô lồi bất thường. Thực tế, ung thư da còn có thể bắt đầu từ vết lồi nhỏ, mịn và bóng láng. Những vết này chủ yếu phân bổ ở khu vực quanh mặt, tai, cổ hoặc vai.

Theo báo Healthplus, nhiên cứu của GS Brash và cộng sự cho thấy, khi trời tối năng lượng mà các tế bào da Melanocytes hấp thụ từ ánh sáng mặt trời được chuyển đến các ADN và làm biến dạng ADN.

Nên bôi kem chống nắng khi đi ngủ để phòng ung thư da

Phòng ung thư da bằng cách bôi kem chống nắng khi đi ngủ

 

“Ai cũng biết rằng cần phải bôi kem chống nắng trước khi tiếp xúc với ánh nắng để bảo vệ làn da”, GS Brash cho biết, “tuy nhiên, làn da của bạn cũng cần được bảo vệ trong vài giờ sau đó”.

Tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời có thể làm cùng một mạch phân tử DNA Thymine liền kề ngoại quan liên kết hóa trị để tạo thành một cấu trúc Dimer Cyclobutane (hình tròn). Điều này gây ảnh hưởng đến cấu trúc xoắn kép và chặn chức năng sao chép của ADN, hậu quả là các tế bào bị ung thư.

Melantocytes sản xuất sắc tố Melanin, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím. Tuy nhiên, GS Brash và cộng sự cho rằng Melanin cũng tham gia vào quá trình phá hủy ADN. Thí nghiệm của họ cho thấy bức xạ tia UV sản sinh ra một loại Enzyme trong tế bào, góp phần hình thành hai hóa chất tương tác với nhau.

Sự tương tác này kích thích các sắc tố Melanin hấp thụ năng lượng từ ánh nắng và chuyển hóa vào ADN, quá trình này xảy ra trong cả ngày và đêm. “Melanin vừa bảo vệ làn da nhưng chính nó cũng có thể gây bệnh ung thư da”, GS Brash nhấn mạnh.

Nhóm nghiên cứu của GS Brash đang phát triển một loại kem chống nắng dành riêng cho ban đêm, với ý tưởng làm tiêu tan năng lượng hấp thụ từ ánh nắng trước khi chúng kịp đi đến các ADN.

‘Bảo bối’ Aspirin làm giảm nguy cơ ung thư da (VietQ.vn) - Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thuốc giảm đau aspirin có thể giảm nguy cơ ung thư da hắc tố và giảm sự phát triển của các khối u ác tính ở phụ nữ.

 Minh Thảo (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang