Điều khiển ô tô, xe máy không bật đèn khi trời tối nguy hiểm khôn lường

author 06:11 29/06/2017

(VietQ.vn) - Đối với người điều khiển ô tô, xe máy, sau tác dụng chiếu sáng, việc bật đèn còn có tác dụng để xe khác dễ nhìn thấy mình hơn tránh xảy ra tai nạn giao thông đáng tiếc.

Một trong những lỗi nguy hiểm, mà ô tô, xe máy cũng thường xuyên gặp lỗi không bật đèn chiếu sáng. Khi di chuyển từ khung giờ sau 19h hàng ngày, tất cả các xe đều phải bật đèn chiếu sáng để cảnh báo những phương tiện trên đường đang tham gia giao thông. Không chỉ vậy, nó sẽ giúp bạn có tầm quan sát tốt nhất.

Việc người lái xe không sử dụng đèn vào ban đêm, trong điều kiện sương mù hay trong hầm đường bộ có thể dẫn đến tai nạn giao thông. Ảnh: Internet

Theo Điều 53 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới phải có đủ đèn chiếu sáng gần và xa. Việc xe không bật đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn là đã vi phạm quy tắc giao thông đường bộ Bên cạnh đó, khi tham gia giao thông trong hầm đường bộ, xe cơ giới phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu. Nếu người tham gia giao thông vi phạm sẽ xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Cụ thể: Hành vi không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn được quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Mức phạt cụ thể đối với hành vi này như sau: 

- Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng (Điểm g Khoản 3 Điều 5). Nếu thực hiện hành vi mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm c Khoản 12 Điều 5). 

- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tư xe gắn máy: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng (Điểm c Khoản 2 Điều 6). Nếu thực hiện hành vi mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm c Khoản 12 Điều 6). 

- Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng (Điểm e Khoản 3 Điều 7). Nếu thực hiện hành vi mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm b Khoản 9 Điều 7). 

Cảnh báo tai nạn giao thông: Tài xế ‘thót tim' vượt đèo Hòn Giao(VietQ.vn) - Cung đường qua đèo Hòn Giao hay còn được gọi là đèo Omega có địa hình phức tạp với nhiều khúc cua gấp, cua đánh võng nên ở đây thường hay xảy ra tai nạn giao thông.

Đối với ô tô di chuyển trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Còn đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Về thời gian bật đèn xe theo quy định trên đó là thời gian bắt buộc để đảm bảo ATGT; còn thời gian khác tùy điều kiện thực tế của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, khi thấy cần thiết mở đèn, hoặc không mở đèn đều không bị xử phạt.

Việc quy định thời gian xử phạt, đây là cơ sở vững chắc và cần thiết để nhắc nhở người điều khiển phương tiện tham gia giao thông bật đèn khi trời tối; đây cũng là cơ sở vững chắc để cơ quan chức năng khi thi hành công vụ có đủ cơ sở xử lý vi phạm, đồng thời tránh áp dụng quy phạm pháp luật tùy tiện, vô căn cứ.

Việc lái xe ban đêm khiến mắt người nhận diện màu sắc kém hơn. Đèn xe ô tô, xe máy là bộ phận quan trọng giúp bạn nhìn rõ mọi vật trên đường khi trời tối, đồng thời giúp lái xe khác cũng có thể nhìn ra bạn. Hãy kiểm tra đèn pha, đèn hậu và xi-nhan, nếu chúng quá bẩn, bạn nên lau sạch ngay.

Nếu đi trong thành phố, nguyên tắc bắt buộc là phải bật đèn pha gần, dù 2 bên đường có lắp đèn cao áp vì đèn báo hiệu tai nạn chỉ bật khi xe gặp sự cố. Nếu cần thiết, bạn có thể bật đèn sương mù bởi nó không làm tài xế các xe chạy ngược chiều bị chói mắt, và có thể quan sát hai bên đường rõ hơn.

Nếu đi ngoài thành phố, bạn có thể bật pha xa nhưng lưu ý chỉ bật khi thấy phía trước không có xe chạy ngược chiều. Khi chạy sát xe phía trước, nên chuyển sang pha gần, khi vượt qua rồi thì có thể chuyển sang pha xa. Cách tốt nhất khi muốn vượt là nháy đèn từ xa để báo cho tài xế xe chạy phía trước.

Ninh Lan

 


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang