Doanh nghiệp Châu Á và lối mòn mang tên Nhà nước

author 06:22 21/06/2014

(VietQ.vn) - Doanh nghiệp nhà nước và tập đoàn “gia đình trị” là hai loại hình phổ biến ở Châu Á. Đã đến lúc thời đại mới đặt ra nhu cầu cần một cuộc cải cách toàn diện

Doanh nghiệp Châu Á và mảnh đất đầu tư màu mỡ

Châu Á là vùng đất chưa bao giờ bị chinh phục bởi các mô hình doanh nghiệp cổ phần. Theo như Gafin cho biết, các doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu chỉ chiếm 28% thị trường chứng khoán của khu vực. Phần lớn trong số đó là các công ty, tập đoàn của Nhật Bản, nơi hoạt động kinh doanh được kiểm soát bởi cả quản lý và nhân viên, những người mà theo nguyên tắc lịch sự vốn tồn tại từ lâu tại đất nước này, luôn lắng nghe một cách tôn trọng nhưng sau đó lờ đi điều mà quản lý vừa nói. 

Doanh nghiệp châu á và mô hình cũ

Đa số các doanh nghiệp Châu Á đều thuộc một trong hai mô hình cũ: nhà nước hoặc gia đình "tự trị"

Các doanh nghiệp nhà nước chiếm 40% tổng số doanh nghiệp tại châu Á, các công ty gia đình, thường là các tập đoàn hoặc “kinh doanh gia đình” chiếm 27%. Tỉ lệ này thay đổi theo từng quốc gia. Tại Trung quốc, mô hình doanh nghiệp nhà nước chiếm đa số, trong khi đó tại Hàn Quốc và Ấn Độ, mô hình kinh doanh gia đình lại giữ vị trí nổi bật. Thực tế này đã tồn tại từ rất lâu và có thể sẽ không bao giờ thay đổi. Và điều này có thể là một khiếm khuyết của nền kinh tế châu Á.

Theo khảo sát của báo TGVN, Châu Á đang là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. GDP của khu vực đã tăng từ 20% lên 28% kể từ năm 1984. Nhiều quốc gia đã hình thành nên những công xưởng của thế giới. Thế nhưng, chỉ một phần mười các thương hiệu có giá trị nhất thế giới thuộc về châu Á và các công ty đa quốc gia xuất phát từ khu vực này chỉ sở hữu 17% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới, chẳng thấm gì so với các công ty Anh là 40%, còn Mỹ là 50% ở thời kỳ hoàng kim.

Giới truyền thông Mỹ đã liệt kê ít nhất bốn thương hiệu sáng tạo có xuất xứ từ châu Á: nhà sản xuất smartphone Xiaomi có trị giá 10 tỷ USD; Công ty Công nghệ Tencent có thị trường lớn hơn Cisco hay HP, lượng người dùng lớn hơn Twitter, doanh số cao hơn Facebook; Huawei sở hữu khoảng 70.000 lao động, đang dẫn đầu công nghệ 5G; hay B.G.I đang đi trước thế giới về công nghệ gen DNA.

Để thách thức các đối thủ Âu - Mỹ, các công ty châu Á đang toàn cầu hóa theo chân của Samsung và Toyota. Lenovo đã học được cách quản trị kiểu phương Tây và tuyển dụng nhân viên nước ngoài. Huawei đã vượt qua Ericsson trong thiết bị viễn thông. Sun Pharma của Ấn Độ hiện là một trong các công ty dược phẩm lớn nhất thế giới. Tencent được mệnh danh là Facebook của Trung Quốc...

Nhu cầu một cuộc cải tổ doanh nghiệp toàn diện ở Châu Á

Ngày nay, tình huống có nhiều sự thay đổi. Kể từ cuộc khủng hoảng năm 2007, 65 công ty nhà nước lớn nhất châu Á đã tụt xuống từ đỉnh vinh quang khi liên tục sụt giảm hàng tỷ USD giá trị doanh nghiệp, thị phần trên thị trường chứng khoán bị cắt giảm xuống 40%. Điều này làm mất lòng các nhà đầu tư. Chỉ số giá trên thu nhập một cổ phần (P/E) của họ chỉ bằng một nửa cổ phiếu của các công ty không thuộc nhà nước, theo báo NSKD đưa tin.

TGVN cũng cho hay các nước châu Á mong muốn cải cách, nhưng với xuất phát điểm khác nhau, thách thức mà họ phải đối mặt không giống nhau. Trung Quốc muốn nền kinh tế thị trường, tiêu dùng, sáng tạo và nhà nước pháp quyền đóng vai trò quan trọng hơn. Nhật Bản đang tìm đường thoát khỏi lạm phát và bẫy dân số, Ấn Độ và Indonesia đẩy mạnh công nghiệp hóa bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút các nhà sản xuất lớn. Thách thức sẽ lớn hơn, nhưng họ đã xác định được, cần cải cách để trở nên thông minh, nhanh và toàn cầu hóa hơn.

Nguyền Huyền (th)


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang